Giải đáp thắc mắc: “Có nên khám dinh dưỡng cho con?” 

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI

Trần Thị Huân

Trưởng Khoa Dinh dưỡng

Có nên khám dinh dưỡng cho con?” là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Việc cho trẻ em đi khám dinh dưỡng là đặc biệt cần thiết, bởi vì nhu cầu dinh dưỡng sẽ thay đổi liên tục theo từng độ tuổi khác nhau của trẻ. Do đó, khám dinh dưỡng định kỳ là cách tốt nhất để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của trẻ. Điều này sẽ tối ưu hóa sự phát triển về não bộ, thể chất cho trẻ hiện tại và sau này.

1. Những lợi ích việc khám dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

1.1 Có nên khám dinh dưỡng cho con? Giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ

Việc khám dinh dưỡng giúp đánh giá được thể trạng của trẻ về chiều cao, cân nặng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Đồng thời cũng giúp phân tích các chỉ số cơ thể của bé, kiểm tra chức năng, hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể.

Có nên khám dinh dưỡng cho con? Khám dinh dưỡng giúp đánh giá tình trạng cơ thể của trẻ

Khám dinh dưỡng giúp đánh giá tình trạng cơ thể của trẻ

Thông qua những kết quả này, bác sĩ dinh dưỡng sẽ tư vấn kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động,… phù hợp với trẻ. Việc khắc phục kịp thời này là cách tốt nhất để ngăn chặn những mầm mống gây nên các vấn đề về sức khỏe của trẻ sau này.

2.2. Phát hiện sớm những nguy cơ gây bệnh cản trở quá trình phát triển của trẻ

Với những thể bệnh như thiếu vi chất, còi xương thể bụ,… thường các bé không có những biểu hiện rõ ràng, nhất là khi bệnh ở giai đoạn đầu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phụ huynh chủ quan không cho trẻ đi khám thường xuyên.

Khi đi khám dinh dưỡng, bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm cần thiết giúp phát hiện sớm những bệnh lý tiềm ẩn do chế độ dinh dưỡng hàng ngày gây ra. Các xét nghiệm có thể đánh giá được tình hình hoạt động của cơ thể, điển hình như phân tích tế bào máu ngoại vi, định lượng Calci ion hóa, sắt huyết thanh, Prealbumin, Glucose và đo hoạt độ ALP (Alkalin Phosphatase),… Những xét nghiệm này sẽ phát kịp thời phát hiện bệnh lý nguy hiểm cản trở phát triển và thậm chí mang đến những hệ lụy cho trẻ sau này. Các bệnh tiêu biểu hay gặp ở trẻ em là thiếu máu, còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin khoáng chất, hội chứng kém hấp thu,…

2.3. Xây dựng chế độ ăn khoa học cho trẻ

Khi khám về dinh dưỡng, ba mẹ sẽ được các chuyên gia hàng đầu tư vấn cách xây dựng thực đơn phù hợp với độ tuổi và thể trạng của bé. Chế độ này sẽ dựa vào thói quen ăn uống và điều kiện gia đình để mang đến hiệu quả tốt nhất. Quan trọng hơn, ba mẹ được hướng dẫn cách chăm sóc con đúng cách, để trẻ có thể phát triển toàn diện và hạn chế tối đa bệnh tật.

Khi khám về dinh dưỡng, ba mẹ sẽ được tư vấn cách xây dựng thực đơn phù hợp với độ tuổi và thể trạng của bé

Khi khám về dinh dưỡng, ba mẹ sẽ được tư vấn cách xây dựng thực đơn phù hợp với độ tuổi và thể trạng của bé

2.4. Có nên khám dinh dưỡng cho con? Giúp tiết kiệm chi phí và thời gian

Có nhiều ý kiến cho rằng việc khám dinh dưỡng khá tốn kém chi phí và không cần thiết nếu như trẻ vẫn tăng cân đều hoặc phát triển bình thường. Tuy nhiên có nhiều bệnh à bố mẹ không thể phát hiện bằng mắt thường cũng như trẻ không có biểu hiện gì nên thường bỏ qua. Một trong số bệnh điển hình nếu không đi khám dinh dưỡng và xét nghiệm sẽ không phát hiện được chẳng hạn như còi xương thể bụ. Đi khám sớm phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu đồng nghĩa việc chi phí khám giảm, thời gian điều trị ngắn và hiệu quả cao so với bệnh đến giai đoạn nặng. Bất kì bệnh nào ở trẻ nhỏ thì phát phác đồ điều trị ở giai đoạn khởi phát sẽ đơn giản.

2. Thời gian nên cho trẻ đi khám dinh dưỡng

Bố mẹ cần phân biệt giữa khám dinh dưỡng và khám sức khỏe định kì cho trẻ. Với khám sức khỏe, các bác sĩ khuyên rằng nên thực hiện theo mốc thời gian khoảng 2 lần mỗi năm ngay cả khi thấy bé khỏe mạnh và không có dấu hiệu ốm đau.

Còn với khám dinh dưỡng phải phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Theo khuyến cáo, tại các mốc 6, 9, 12, 15, 18, 24 tháng tuổi trẻ nên được đưa đi kiểm tra dinh dưỡng. Khi trẻ từ 1 tuổi trở đi sẽ tái khám 1-2 lần định kỳ.

Bên cạnh đó, phụ huynh nên biết rằng các bé sẽ tăng cân đều đặn và phát triển chiều cao cùng những sự thay đổi sinh lý thường xuyên như mọc răng, tóc, tập bò, tập đi,… ngay trong tháng đầu tiên. Do vậy, bố mẹ cần nhận biết các dấu hiệu dưới đây để đưa con đi khám dinh dưỡng ngay:

– Cân nặng và chiều cao không tăng trong khoảng 1 tháng.

– Trẻ thường xuyên không muốn bú hoặc chán ăn.

– Da xanh xao, môi nhợt và ánh mắt không có thần sắc.

– Răng, tóc mọc chậm hơn những bé khác.

– Có dấu hiệu bất thường về tiêu hoá nhất là bị tiêu chảy hoặc phân sống.

Chỉ cần có 1-2 triệu chứng trên, phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được khám và tư vấn dinh dưỡng cho trẻ.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu nhẹ cân, còi xương, biếng ăn cha mẹ cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng ngay

Khi thấy trẻ có dấu hiệu nhẹ cân, còi xương, biếng ăn cha mẹ cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng ngay

3. Lưu ý khi khám dinh dưỡng cho bé

Dưới đây là những thông tin mà bố mẹ cần hiểu rõ để quá trình khám dinh dưỡng diễn ra thuận lợi:

– Hiểu rõ biểu hiện và tình trạng hiện tại của bé: những vấn đề liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng. Bố mẹ nhớ kỹ những biểu hiện bất thường của con trong thời gian gần khoảng 30 ngày trở lại và mô tả chi tiết với bác sĩ dinh dưỡng trong lúc khám lâm sàng. Việc này giúp bác sĩ chỉ định loại xét nghiệm chuyên sâu phù hợp.

– Ghi nhớ khẩu phần ăn hàng ngày và thói quen sinh hoạt của bé, bao gồm: loại thực phẩm, số lượng ăn, thời gian ăn,… và thời lượng ngủ nghỉ, vui chơi hàng ngày. Tất cả những thông tin sẽ giúp ích cho bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng bé.

– Ghi nhớ các mốc trẻ cần khám dinh dưỡng đặc biệt trong 24 tháng đầu tiên. Đây là giai đoạn chế độ dinh dưỡng tác động chính đến sự phát triển của bé.

– Chọn địa chỉ khám uy tín, bác sĩ giỏi để đảm bảo chất lượng thăm khám. Việc khám dinh dưỡng không chỉ tư vấn, thăm khám mà có cả xét nghiệm chuyên sâu. Vì vậy phụ huynh cần chọn địa chỉ uy tín, có chất lượng tốt với bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại để có được kết quả tốt nhất, bảo vệ sức khoẻ cho con.

Trên đây là những lợi ích về việc khám dinh dưỡng cho trẻ em. Hy vọng rằng bài viết giúp các phụ huynh giải đáp được thắc mắc: Có nên khám dinh dưỡng cho con hay không? Đồng thời cũng cung cấp các lưu ý quan trọng mà các bố mẹ cần biết trước khi cho trẻ đi khám.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital