Tuy tán sỏi là phương pháp điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu hiệu quả và phổ biến bậc nhất hiện nay nhưng vẫn có nhiều bệnh nhân băn khoăn về phương pháp này: tán sỏi có nguy hiểm không, có hiệu quả không, thời gian hồi phục thế nào…? Vậy trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhất về phương pháp điều trị này đến người đọc.
Menu xem nhanh:
1. Các phương pháp tán sỏi phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay
Trong điều trị sỏi, tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau:
– Điều trị nội khoa – điều trị bằng thuốc khi sỏi còn nhỏ, chưa ảnh hưởng nhiều đến chức năng hệ tiết niệu
– Điều trị bằng phương pháp tán sỏi: Khi sỏi có kích thước lớn hơn và có những ảnh hưởng nhất định đến chức năng cơ thể, bên cạnh đó, sỏi ở các vị trí tỉ lệ điều trị thành công cao.
– Phẫu thuật lấy sỏi trong trường hợp sỏi lớn hoặc có kết cấu phức tạp.
Hiện nay, tán sỏi đang là phương pháp phổ biến nhất bởi độ an toàn và những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại. Tán sỏi là kỹ thuật sử dụng sóng điện từ, năng lượng laser cực lớn để phá vỡ vụn sỏi thành nhiều mảnh nhỏ rồi đưa thoát ra ngoài cơ thể bằng đường nước tiểu hoặc bơm hút bằng dụng cụ y tế. Hiện nay, có 4 phương pháp tán sỏi áp dụng chuyên biệt cho từng trường hợp bệnh nhân, cụ thể:
– Tán sỏi ngoài cơ thể: Đây là phương pháp điều trị không phẫu thuật nhẹ nhàng nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng xung kích từ dàn máy công nghệ cao để tán sỏi thành nhiều mảnh nhỏ và thoát ra ngoài theo đường tiểu. Người bệnh không cảm thấy đau đớn, có thể ngồi dậy ngay sau tán, tình trạng ổn định có thể về nhà ngay. Phương pháp này áp dụng cho: Sỏi thận < 1.5cm; Sỏi niệu quản ⅓ trên sát bề thận và < 1cm
– Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ: Tán sỏi qua da là giải pháp thay thế hữu hiệu hàng đầu so với mổ mở truyền thống. Với một vết rạch da 5mm trên lưng, dụng cụ nội soi sẽ được đưa vào để tiếp cận sỏi sau đó tán vỡ bằng năng lượng laser cực lớn. Những mảnh vỡ của sỏi sẽ được bác sĩ lấy ra ngoài. Phương pháp này hạn chế tối đa đau đớn, không để lại nhiều biến chứng, rút ngắn thời gian nằm viện chỉ còn 3 ngày. Chỉ định điều trị phương pháp này là: Sỏi thận > 1.5cm; Sỏi niệu quản ⅓ trên và >1.5cm.
– Tán sỏi nội soi ngược dòng: Kỹ thuật này đặc biệt hiệu quả đối với sỏi bàng quang đa kích thước. Dụng cụ nội soi sẽ được đưa qua niệu đạo đến tiếp cận viên sỏi. Nhờ vậy người bệnh ít đau, không có vết mổ, bệnh nhân chỉ cần ở lại theo dõi 1-2 ngày. Bệnh nhân được chỉ định điều trị gồm: Sỏi niệu quản ⅓ giữa và ⅓ dưới, Sỏi bàng quang > 1cm hoặc < 1cm không thể tự thoát ra qua nước tiểu.
– Tán sỏi nội soi ống mềm: Đây là kỹ thuật làm sạch sỏi thận lớn theo đường “tự nhiên”, kết hợp với nguồn năng lượng từ tia laser phá vỡ sỏi và đưa ra ngoài. Phương pháp này áp dụng với sỏi thận <2.5cm
2. Tán sỏi có nguy hiểm đến sức khỏe không?
Các phương pháp tán sỏi đều là sử dụng máy móc công nghệ cao, hiện đại với những ưu điểm vượt trội so với phẫu thuật truyền thống đó là ít xâm lấn, ít đau, phục hồi nhanh… Mỗi đợt điều trị chỉ sử dụng 3000 sóng xung kích và sóng này dễ đi qua da trên cơ thể, hoàn toàn vô hại, không có ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng cơ thể. Do đó người bệnh không cần quá lo lắng về sự an toàn và hiệu quả khi điều trị.
Mỗi bệnh nhân sẽ có một phản ứng khác nhau sau khi tán sỏi nhưng hầu hết sau thời gian ngắn sẽ hồi phục và thích ứng. Các biến chứng sau điều trị có ảnh hưởng bởi chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ. Khi bác sĩ có tay nghề cao thì khi điều khiển máy tán sỏi sẽ tập trung chùm laser vào viên sỏi và bắn trúng đích, đồng thời theo dõi bệnh nhân kĩ càng để điều chỉnh tăng, giảm hợp lý. Do đó, để hạn chế thấp nhất các biến chứng, người bệnh cần cân nhắc lựa chọn bác sĩ chuyên môn tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm và cơ sở y tế có thiết bị hiện đại.
Bất cứ một can thiệp ngoại khoa nào cũng có những rủi ro nhất định, tuy nhiên tán sỏi được coi là phương pháp có độ an toàn cao. Tỷ lệ biến chứng sau tán sỏi rất thấp, đa phần các biến chứng đều có thể xử lý tốt.
3. Những lưu ý để tán sỏi an toàn, hiệu quả nhất
Có thể nói tán sỏi là một phương pháp phổ biến bậc nhất hiện nay, nên việc điều trị này hoàn toàn nên làm nếu được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý bệnh nhân cần nắm được để điều trị trúng đích nhất.
Tán sỏi có nguy hiểm không phụ thuộc vào quá trình trước điều trị
Trước khi tiến hành điều trị, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ có chuyên môn, nghe tư vấn và chỉ định làm một số xét nghiệm như: Chụp X quang, Siêu âm, Xét nghiệm máu… Nhờ kết quả này, bác sĩ sẽ phân tích tình hình của bệnh nhân hiện tại và lựa chọn phương pháp điều trị triệt để nhất.
Tán sỏi có nguy hiểm không phụ thuộc vào quá trình trong điều trị
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng lưu ý tuân thủ hoàn toàn theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt lưu ý hít thở đều, tránh viên sỏi di chuyển gây khó khăn trong quá trình tán sỏi.
Lưu ý quá trình sau điều trị
Sau khi tán sỏi, bệnh nhân sẽ được theo dõi tình trạng sau điều trị. Thời gian ở lại bệnh viện phụ thuộc vào phương pháp thực hiện và tình trạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, để quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả nhất, bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ:
– Kiêng ăn thực phẩm nhiều muối, dầu mỡ, đồ ăn ăn nhanh
– Uống nhiều nước, không nhịn tiểu, đi tiểu ngay khi có nhu cầu
– Tránh uống nhiều rượu bia và các chất kích thích
– Kiêng một số thực phẩm không có lợi cho cơ thể sau tán sỏi như: socola, thịt đỏ…
Tán sỏi là phương pháp điều trị công nghệ đột phá, giúp người bệnh có thể điều trị sỏi nhanh chóng, không đau, không mổ, hồi phục nhanh và tiết kiệm chi phí. Khi được bác sĩ chỉ định điều trị tán sỏi, người bệnh hoàn toàn không cần lo lắng về độ an toàn và hiệu quả của phương pháp này mà chỉ cần an tâm tán sạch sỏi.