Dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ là một dị tật bẩm sinh, có tỷ lệ mắc là khoảng 5% (tính trên toàn cầu – số liệu thống kê được công bố bởi Tổ chức Y tế Thế giới WHO). Xem xét tỷ lệ này, chúng ta có thể thấy dính thắng lưỡi rất phổ biến. Vậy, ngoài phổ biến, dính thắng lưỡi có nguy hiểm không? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau, bố mẹ nhé!
Menu xem nhanh:
1. Dính thắng lưỡi: Thông tin tổng quát
1.1. Khái niệm
Dính thắng lưỡi là gì? Để hình dung chính xác tình trạng dính thắng lưỡi, chúng ta phải biết bản chất của thắng lưỡi. Theo đó, thắng lưỡi là một màng niêm mạc, hình tam giác, có một đầu dính với sàn miệng và đầu còn lại dính với mặt dưới lưỡi. Khi thắng lưỡi ngắn hơn bình thường, hoạt động của lưỡi bị hạn chế, trẻ được ghi nhận là bị dính thắng lưỡi.
Nguyên nhân chính xác dẫn đến dị tật này hiện chưa được xác định. Tuy nhiên, sự tồn tại của dính thắng lưỡi chắc chắn có liên quan đến di truyền và giới tính (dính thắng lưỡi có thể xuất hiện ở cả trẻ nam và trẻ nữ; tuy nhiên, tỷ lệ bị dính thắng lưỡi ở trẻ nam vẫn cao hơn tỷ lệ ở trẻ nữ).
1.2. Dấu hiệu nhận biết
Không khó để nhận biết dính thắng lưỡi. Cụ thể, bố mẹ có thể đối chiếu tập hợp những dấu hiệu dính thắng lưỡi sau và loại trừ hoặc không loại trừ khả năng trẻ bị dính thắng lưỡi: Bú hoặc ăn uống và phát âm khó khăn; khó khăn hoặc hoàn toàn không thể di chuyển lưỡi sang hai bên; khó khăn hoặc hoàn toàn không thể nâng lưỡi lên chạm hàm trên; khó khăn hoặc hoàn toàn không thể di chuyển lưỡi ra khỏi hàm dưới; khi cố gắng di chuyển, đầu lưỡi trẻ nhọn hoặc vuông; khi khóc, lưỡi trẻ có hình trái tim hoặc hình chữ V; các răng cửa hàm dưới hở hoặc nghiêng (dấu hiệu liên quan đến răng cửa hàm dưới có thể có hoặc không).
Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bố mẹ không cần đến thông tin về những dấu hiệu nhận biết dính thắng lưỡi. Bởi phần lớn trẻ dính thắng lưỡi đều sẽ được chuyên gia phát hiện ngay trong tháng đầu tiên sau khi, khi bố mẹ cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tiêm chủng.
1.3. Các cấp độ dính thắng lưỡi
Không phải tình trạng dính thắng lưỡi nào cũng giống nhau. Trẻ bị dính thắng lưỡi có thể rơi vào một trong bốn cấp độ sau:
– Cấp độ 1, dính thắng lưỡi nhẹ (độ dài thắng lưỡi là 12 – 16mm): Đầu lưỡi trẻ có thể chạm vòm khẩu cái cứng, khả năng hoạt động của lưỡi là tương đối bình thường.
– Cấp độ 2, dính thắng lưỡi trung bình (độ dài thắng lưỡi là 8 – 11mm): Đầu lưỡi trẻ không thể chạm vòm khẩu cái cứng, khả năng hoạt động của lưỡi bị hạn chế một phần.
– Cấp độ 3, dính thắng lưỡi nặng (độ dài thắng lưỡi là 3 – 7mm): Đầu lưỡi trẻ gần như dính vào sàn miệng, khả năng hoạt động của lưỡi là gần như không có.
– Cấp độ 4, dính thắng lưỡi hoàn toàn (độ dài thắng lưỡi nhỏ hơn 3mm).
2. Dính thắng lưỡi có nguy hiểm không: Phân tích chi tiết
Theo chuyên gia, dính thắng lưỡi chỉ là một dị tật bẩm sinh dạng nhẹ, để xử lý không có gì phức tạp. Thậm chí, trẻ dính thắng lưỡi cấp độ 1, cấp độ 2 còn thường nhận chỉ định chưa điều trị, theo dõi thêm. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là dính thắng lưỡi hoàn toàn vô hại. Dính thắng lưỡi cấp độ 3, cấp độ 4 không được điều trị kịp thời, có thể để lại vô số ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể, những ảnh hưởng tiêu cực đó là: Biếng ăn, chậm lớn, chậm phát triển thể chất; nói ngọng không thể nói, hạn chế khả năng ngôn ngữ; tự ti về diện mạo và trí tuệ của bản thân. Chính vì vậy, dính thắng lưỡi có nguy hiểm không, phụ thuộc vào cấp độ dính thắng lưỡi và tốc độ xử trí của bố mẹ khi trẻ bị dính thắng lưỡi.
2.1. Phẫu thuật dính thắng lưỡi: Phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả
Tình trạng dính thắng lưỡi được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Ở thời điểm hiện tại, có hai phương pháp phẫu thuật dính thắng lưỡi được áp dụng thường xuyên, đó là:
– Phẫu thuật dính thắng lưỡi gây tê, sử dụng dao laser hay còn gọi là dao điện: Trong 2 phương pháp, sử dụng dao laser là phương pháp có chi phí tốt hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm là chỉ phù hợp với những trẻ có khả năng hợp tác.
– Phẫu thuật dính thắng lưỡi gây mê, sử dụng dao plasma: Sử dụng dao plasma là phương pháp phẫu thuật dính thắng lưỡi được bộ mẹ lựa chọn nhiều hơn trong 2 phương pháp, mặc dù có chi phí không tốt bằng. Bởi phương pháp này vừa phù hợp với tất cả trẻ, bao gồm cả trẻ không có khả năng hợp tác; vừa sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội mà phương pháp gây tê không có, như: Không gây đau, không gây chảy máu, không gây sưng, không gây biến chứng, thời gian thực hiện nhanh chóng (chỉ 7 – 10 phút), ăn uống bình thường và xuất viện sau 60 phút.
2.2. Chăm sóc hậu phẫu dính thắng lưỡi: Lưu ý quan trọng
Phẫu thuật dính thắng lưỡi chỉ là một tiểu phẫu, việc chăm sóc trẻ sau phẫu thuật dính thắng lưỡi là cực kỳ đơn giản. Theo đó, bố mẹ chỉ cần ghi nhớ và thực hiện một số lưu ý sau:
– Đối với trẻ lớn: Để tránh nhiễm trùng, không cho trẻ sờ/chạm tay vào vết thương ở thắng lưỡi. Để tránh chảy máu, không cho trẻ ăn đồ nóng và cứng. Để vệ sinh miệng, cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Để tập luyện lưỡi, hướng dẫn trẻ đưa lưỡi sang 2 bên; đưa lưỡi lên/xuống, đưa lưỡi ra ngoài,…
– Đối với trẻ nhỏ: Tương tự trẻ lớn ở 3 lưu ý đầu. Lưu ý cuối, bố mẹ chủ động sử dụng tay để nhẹ nhàng tập luyện lưỡi cho trẻ, bởi trẻ nhỏ chưa có nhận thức rõ ràng, chưa có khả năng tự tập luyện theo hướng dẫn của bố mẹ.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ với bố mẹ mọi điều bố mẹ cần biết về dính thắng lưỡi. Nếu còn băn khoăn, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết mọi thắc mắc một cách nhanh chóng, bố mẹ nhé!