Hình ảnh thắng lưỡi bình thường như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ, nếu không điều trị kịp thời thì dễ dẫn đến những hệ luỵ ảnh hưởng đến phát âm của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp hình ảnh thắng lưỡi bình thường để nhận biết dấu hiệu trẻ bị dị tật này.

1. Dính thắng lưỡi là bệnh lý gì?

Dính thắng lưỡi là một loại dị tật bẩm sinh xảy ra khi phần nối từ đầu lưỡi xuống sàn miệng bị ngắn, dày khiến cho cử động của đầu lưỡi bị bất thường. Khi trẻ bị dính thắng lưỡi sẽ gặp nhiều khó khăn trong ăn uống hay nói. Theo thống kê, khoảng 5% trẻ sơ sinh sẽ mắc dị tật này và được phát hiện trong tháng đầu tiên sau khi sinh nếu được chăm sóc sức khoẻ định kỳ hoặc tiêm chủng thường xuyên.

Dính thắng lưỡi bao gồm 4 mức độ:

– Mức 1: Dính thắng lưỡi nhẹ từ 12 – 16mm.

– Mức 2: Dính thắng lưỡi trung bình 8 – 11mm.

– Mức 3: Dính thắng lưỡi nặng từ 3 – 7mm.

– Mức 4: Dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3mm.

2. Hình ảnh dính thắng lưỡi bình thường

Để nhận biết rõ đươc tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ, phụ huynh có thể dựa vào những hình ảnh thắng lưỡi bình thường dưới đây.

Dính thắng lưỡi khiến trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ

Dính thắng lưỡi khiến trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ

 

Hình ảnh dính thắng lưỡi

Tình trạng dính thắng lưỡi gặp ở bé trai nhiều hơn ở bé gái

 

Hình ảnh thắng lưỡi bình thường

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi là phương pháp hiệu quả để điều trị dứt điểm dị tật này

3. Dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ

Một số dấu hiệu điển hình của dính thắng lưỡi ở trẻ phải kể đến như:

– Trẻ gặp khó khăn khi bú mẹ.

– Thắng lưỡi của trẻ ngắn bất thường.

– Lưỡi của trẻ không di chuyển được sang hai bên.

– Trẻ không thể nâng lưỡi trên để chạm đến hàm trên.

– Khi trẻ khóc, đầu lưỡi thường có dạng hình chữ V.

– Lưỡi của trẻ không đưa được ra khỏi hàm dưới khoảng 1 – 2mm.

4. Hậu quả của dính thắng lưỡi

Dính thắng lưỡi cản trở sự phát triển của trẻ và gây nên những vấn đề sau:

4.1 Gặp khó khăn khi bú mẹ

Trẻ bị dính thắng lưỡi không thể ngậm núm đúng cách nên dẫn đến tình trạng trẻ khóc, cắn mẹ khi bú thay vì mút núm vú và không nhận đủ dưỡng chất để phát triển bình thường như những trẻ khác.

Trẻ bị dính thắng lưỡi gặp khó khăn khi bú mẹ

Trẻ bị dính thắng lưỡi gặp khó khăn khi bú mẹ và không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết

4.2 Bị thưa răng cửa dưới

Dính thắng lưỡi khiến giữa hai răng cửa hàm dưới hình thành khoảng trống, đây chính là nguyên nhân khiến răng bị xô dạt và gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

4.3 Gặp khó khăn khi nói

Trẻ sẽ gặp khó khăn khi phát âm các chữ như t, d, s, th, r, l và z nếu như bị dính thắng lưỡi. Đây là một hậu quả nghiêm trọng hình thành cách phát âm sai và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến cách nói của trẻ.

4.4 Vệ sinh răng miệng khó khăn

Những trẻ bị dị tật thắng lưỡi thường khó khăn trong việc dùng lưỡi để làm sạch những mảnh vụn thức ăn bám vào răng. Đây là nguy cơ tăng các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu

4.5 Khó khăn trong các hoạt động khác

Ngoài ra, dính thắng lưỡi còn khiến cho trẻ gặp những khó khăn khi thực hiện một số hoạt động khác như liếm môi, chơi nhạc cụ hơi,…

5. Phẫu thuật cắt thắng lưỡi có nguy hiểm không?

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi là một phương pháp hiệu quả giúp điều trị hiệu quả dị tật bẩm sinh này. Phẫu thuật này được thực hiện đơn giản, chỉ diễn ra trong vòng 5 phút và không gây biến chứng gì cho sức khoẻ của trẻ. Tuy nhiên, nếu thực hiện ở các cơ sở y tế kém chất lượng với những dụng cụ chưa được tiệt trùng hoàn toàn thì có khả năng xảy ra hiện tượng nhiễm trùng. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện con có thắng lưỡi, phụ huynh hãy lựa chọn kỹ lưỡng cơ sở y tế uy tín để đưa trẻ đi cắt thắng lưỡi sớm.

Phẫu thuật dính thắng lưỡi chỉ diễn ra trong khoảng 5 phút và không gây biến chứng gì cho trẻ

Phẫu thuật dính thắng lưỡi ở các cơ sở y tế uy tín chỉ diễn ra trong khoảng 5 phút và không gây biến chứng gì cho trẻ

6. Chăm sóc trẻ sau khi phẫu thuật cắt thắng lưỡi

Sau khi cắt thắng lưỡi thường xuất hiện một vết màu trắng. Tuy nhiên, phụ huynh không cần lo lắng vì hiện tượng này sẽ sớm hết sau vài tuần. Ngoài ra cũng cần lưu ý một số điều sau khi chăm sóc trẻ:

– Không nên cho trẻ cắn, ngậm các vật cứng để tránh tình trạng chảy máu.

– Không cho con sờ vào vị trí vừa cắt để tránh tình trạng bị nhiễm trùng.

– Vệ sinh miệng sạch sẽ cho trẻ sau khi ăn, tập vận động lưỡi.

– Tập cho con thói quen uống nước hàng ngày để làm sạch khoang miệng.

– Nếu sau khi cắt thắng lưỡi thấy con có những biểu hiện bất thường như vết thường rỉ máu, trẻ bị đau đớn kéo dài thì cần đưa con ngay đến các cơ sở y tế để kịp thời xử lý.

Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những hình ảnh thắng lưỡi bình thường để giúp phụ huynh nhận biết dấu hiệu trẻ mắc dị tật bẩm sinh này. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với các cơ sở y tế uy tín để được trợ giúp nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital