Dính thắng lưỡi – Dị tật nhỏ, ảnh hưởng to

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn cầu có khoảng 5% trẻ nhỏ bị dính thắng lưỡi (dính phanh lưỡi). Được biết, dính phanh lưỡi là một dị tật bẩm sinh. Mặc dù được đánh giá chỉ là một dị tật dạng nhẹ, trường hợp không được xử lý đúng đắn, ảnh hưởng của nó đến trẻ vẫn là rất to lớn.

1. Khái niệm dính thắng lưỡi

Chính xác thì dính thắng lưỡi là tình trạng gì? Thắng lưỡi hay phanh lưỡi là một màng niêm mạc, hình tam giác, một đầu dính với sàn miệng, đầu còn lại dính với mặt dưới lưỡi. Theo đó, dính phanh lưỡi là tình trạng thắng lưỡi (phanh lưỡi) ngắn hơn bình thường, làm hạn chế hoạt động của lưỡi.

Dính phanh lưỡi thường liên quan đến yếu tố di truyền và mặc dù có thể xuất hiện ở cả trẻ nam và trẻ nữ, tỷ lệ trẻ nam bị dính phanh lưỡi vẫn cao hơn tỷ lệ trẻ nữ.

Dính phanh lưỡi là tình trạng thắng lưỡi (phanh lưỡi) ngắn hơn bình thường

Dính phanh lưỡi làm hạn chế hoạt động của lưỡi

2. Dấu hiệu nhận biết dính thắng lưỡi đặc trưng

Ở thời điểm hiện tại, hầu hết trẻ dính phanh lưỡi đều được phát hiện sớm, ngay trong tháng đầu tiên sau sinh, thông quan thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tiêm chủng. Số ít được phát hiện muộn hơn, khi ở bé xuất hiện những dấu hiệu nhận biết đặc trưng sau và được bố mẹ, ông bà quan sát thấy: Bú/ăn uống và phát âm khó khăn; khó hoặc hoàn toàn không thể di chuyển lưỡi sang 2 bên; khó hoặc hoàn toàn không thể nâng lưỡi lên chạm hàm trên; khó hoặc hoàn toàn không thể di chuyển lưỡi ra khỏi hàm dưới; khi cố gắng di chuyển, đầu lưỡi trẻ nhọn hoặc vuông; khi khóc, lưỡi trẻ có hình trái tim hoặc hình chữ V; các răng cửa hàm dưới hở hoặc nghiêng (dấu hiệu này có thể có hoặc không).

3. Các cấp độ dính thắng lưỡi

Dính thắng lưỡi không chỉ có một tình trạng. Theo chuyên gia, dị tật bẩm sinh này có tất cả 4 tình trạng hay 4 cấp độ:

– Cấp độ 1, dính phanh lưỡi nhẹ (độ dài của thắng lưỡi là 12 – 16mm): Đầu lưỡi của trẻ có thể chạm vòm khẩu cái cứng nên lưỡi vẫn có thể hoạt động bình thường.

– Cấp độ 2, dính phanh lưỡi trung bình (độ dài của thắng lưỡi là 8 – 11mm): Đầu lưỡi của trẻ không còn có thể chạm vào vòm khẩu cái cứng nên hoạt động của lưỡi đã bắt đầu bị hạn chế.

– Cấp độ 3, dính phanh lưỡi nặng (độ dài của thắng lưỡi là 3 – 7mm): Đầu lưỡi của trẻ không thể chạm vào vòm khẩu cái cứng; chưa hết, nó còn gần như dính vào sàn miệng, chính vì vậy mà lưỡi hoạt động cực kỳ khó khăn.

– Cấp độ 4, dính phanh lưỡi hoàn toàn (độ dài của thắng lưỡi là nhỏ hơn 3mm).

4. Ảnh hưởng tiêu cực của dính thắng lưỡi đến trẻ

Dính phanh lưỡi có thể nguy hiểm hoặc không, tùy thuộc cấp độ của nó. Cụ thể:

– Ở cấp độ 1, 2: Dính phanh lưỡi khả năng cao không để lại ảnh hưởng tiêu cực cho trẻ. Nếu trẻ được chẩn đoán xác định bị dính phanh lưỡi 2 cấp độ này, chuyên gia thường là sẽ theo dõi thêm mà chưa chỉ định điều trị ngay.

– Ở cấp độ 3, 4: Dính phanh lưỡi chắc chắn để lại ảnh hưởng tiêu cực cho trẻ, nếu không được xử lý đúng đắn. Cụ thể, những ảnh hưởng đó có thể là: Biếng ăn, chậm lớn, nói ngọng (hoặc không thể nói), tự ti về diện mạo của bản thân,… Chính vì vậy, trẻ dính phanh lưỡi cấp độ 3, 4 cần được điều trị, càng sớm càng tốt.

Trẻ chậm phát triển thể chất vì dính thắng lưỡi

Dính phanh lưỡi làm trẻ chậm phát triển thể chất

5. Phẫu thuật dính thắng lưỡi – Phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả

Trường hợp trẻ dính thắng lưỡi có chỉ định phẫu thuật, nếu trẻ lớn hơn 5 tháng, việc phẫu thuật có thể thực hiện ngay lập tức; nếu nhỏ hơn, trẻ cần thêm thời gian cho đến khi đạt đủ số tháng cần thiết

Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật dính phanh lưỡi là:

– Phẫu thuật dính phanh lưỡi gây tê, sử dụng dao laser hay còn gọi là dao điện: Phương pháp này có chi phí tốt nhưng chỉ phù hợp với những trẻ có khả năng hợp tác.

– Phẫu thuật dính phanh lưỡi gây mê, sử dụng dao plasma: So với phương pháp phẫu thuật phía trên, phương pháp này, mặc dù chi phí không tốt bằng, vẫn được bố mẹ lựa chọn nhiều hơn. Lý giải sự tồn tại của hiện tượng này, chuyên gia chia sẻ: Đó là vì phương pháp này phù hợp với cả những trẻ không có khả năng hợp tác. Không những thế, nó còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội (mà phương pháp gây tê không có), như: Không gây đau, không gây chảy máu, không gây sưng, không gây biến chứng, thời gian thực hiện nhanh chóng (chỉ 7 – 10 phút), ăn uống bình thường và xuất viện sau 60 phút.

6. Chăm sóc hậu phẫu dính thắng lưỡi

Về cơ bản, phẫu thuật dính phanh lưỡi chỉ là một tiểu phẫu. Mặc dù vậy, bố mẹ vẫn cần chăm sóc trẻ cẩn thận, chu đáo để hạn chế tối đa nguy cơ (dù cực kỳ thấp) trẻ gặp biến chứng sau phẫu thuật. Theo đó, chúng ta có những lưu ý quan trọng trong chăm sóc hậu phẫu dính phanh lưỡi là:

– Đối với trẻ lớn: Không cho trẻ sờ/chạm vào vết cắt thắng lưỡi để tránh nhiễm trùng; không cho trẻ ăn đồ nóng và cứng để tránh chảy máu; Cho trẻ uống 1 – 1,5l nước mỗi ngày để vệ sinh miệng; cho trẻ tập luyện lưỡi bằng cách đưa lưỡi sang 2 bên; đưa lưỡi lên/xuống, đưa lưỡi ra ngoài.

– Đối với trẻ nhỏ: Tương tự trẻ lớn, riêng lưu ý thứ 4, vì trẻ chưa nhận thức rõ ràng nên bố mẹ nên chủ động nhẹ nhàng nâng lưỡi trẻ lên, đặt lưỡi trẻ xuống, kéo lưỡi trẻ sang 2 bên,… để tập luyện lưỡi cho trẻ.

Trẻ dính phanh lưỡi cấp độ 3, 4 cần được điều trị, càng sớm càng tốt

Phẫu thuật dính phanh lưỡi gây mê, sử dụng dao plasma

Phía trên là mọi thông tin dính phanh lưỡi bố mẹ nhất định phải biết. Nếu còn thắc mắc, liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết mọi băn khoăn một cách nhanh chóng, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital