Giải đáp: Bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Phạm Thanh Thúy

Bác sĩ Tai Mũi Họng

Bị nhiệt miệng nên ăn gì, cần kiêng những món gì? – Thắc mắc này rất phổ biến bởi nhiệt miệng không phải là vấn đề xa lạ với chúng ta. Nếu bạn đang đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, hãy tham khảo bài viết dưới đây!

1. Tổng quan về bệnh nhiệt miệng

Không dễ để gặp một người chưa từng bị nhiệt miệng. Điều này cho thấy, nhiệt miệng phổ biến trong đời sống như thế nào. Đây là tình trạng xuất hiện viêm nhiễm, tạo ra các vết loét với kích thước đa dạng ở niêm mạc miệng. Nhiệt miệng phổ biến ở các vị trí: hai bên má, nướu, lưỡi, vòm miệng, môi trong.

Nhiệt miệng có thể xuất hiện ở một vị trí hay những vị trí khác nhau. Thậm chí, một lần nhiệt miệng có thể bao gồm nhiều vết nhiệt miệng khác. Ngoài ra, tình trạng nhiệt miệng không có tính chu kỳ hay cố định. Một người có thể bị nhiệt miệng liên tục nhiều lần trong năm.

1.1. Tình trạng nhiệt miệng hình thành do đâu?

Nhiệt miệng được xếp vào dạng bệnh lý tự miễn. Đến nay, các nguyên nhân gây nhiệt miệng vẫn chưa xác định được chính xác và đầy đủ. Sự hình thành nhiệt miệng có thể do sự phối hợp của gen, hệ miễn dịch của cơ thể hay các yếu tố môi trường ảnh hưởng.

Một số tình huống bắt đầu cho giai đoạn xuất hiện vết loét ở niêm mạc miệng:

– Chấn thương tại chỗ: Tai nạn khi đánh răng, cắn má trong, … thường là tình huống bắt đầu một vết nhiệt miệng.

– Ăn đồ ăn cay nóng: Nhiều người cho rằng, đồ ăn cay nóng kích ứng niêm mạc trong khoang miệng, khiến cho các bị trí này bị tổn thương và gây viêm.

– Nóng trong người: Đôi khi, hậu quả của nóng trong không phải là nổi mụn ở mặt, cổ hay lưng, mà là vết nhiệt miệng.

– Các vấn đề khoang miệng như: Mọc răng khôn, viêm họng, viêm amidan,… Tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng có thể lan ra thành các vết nhiệt miệng.

Bị nhiệt miệng nên ăn gì

Va chạm, tai nạn cũng có thể là điểm khởi đầu hình thành nhiệt miệng

– Hệ miễn dịch suy giảm. Nhiều trường hợp chỉ ra rằng: Những thời lúc bị ốm, bị bệnh, stress,… thì các vết lở trong miệng cũng hình thành.

– Thiếu chất: Thiếu sắt, vitamin, kẽm, … cũng được cho là nguyên nhân gây nhiệt miệng.

– Sự thay đổi nội tiết. Các thời kỳ kinh nguyệt, mang thai,… hay các thời điểm liên quan đến thay đổi nội tiết đều được cho là có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhiệt miệng.

Ngoài ra, nhiệt miệng cũng được cho là ảnh hưởng bởi gen di truyền. Tuy nhiên, không phải mọi bố mẹ bị nhiệt miệng thì con cũng sẽ bị nhiệt miệng với tần suất tương đương.

1.2. Biểu hiện và những ảnh hưởng của nhiệt miệng

Vết nhiệt miệng dễ nhận biết. Khi bị nhiệt miệng, người bệnh sẽ thấy xuất hiện vết đốm đỏ và phát triển thành vết loét trong khoang miệng. Chính giữa vết đốm đỏ đó là màu trắng hoặc vàng, là vị trí bắt đầu hình thành loét nhiệt miệng. Khi bắt đầu lành, vết loét miệng có thể chuyển thành màu xám. Thông thường, kích thước vết nhiệt miệng không quá to và sâu. Chiều rộng vết thương không vượt quá 1 cm.

Vết nhiệt miệng thường đi kèm cảm giác đau, sót. Với nhiều người, vết nhiệt miệng còn dễ bị răng động vào, khiến cho mỗi lần nói hoặc ăn uống đều bị đau.

Nhìn chung, nhiệt miệng không gây bệnh lý nguy hiểm, mà chỉ đưa đến những bất tiện và khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài, cần cẩn trọng và đề phòng. Bởi đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư khoang miệng.

Bên cạnh đó, do các vết loét nhiệt miệng có thể lây lan. Do đó, khi bị nhiệt miệng, nên có cách chữa sớm để phù hợp với tình trạng của bản thân và tránh những lan rộng cũng như bất tiện mà bệnh mang lại.

2. Lựa chọn thực phẩm khi miệng bị nhiệt, lở loét

2.1. Bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Vấn đề nên chọn đồ ăn là gì khá quan trọng khi bị nhiệt miệng. Bởi, điều này không chỉ giúp cho vấn đề ăn uống, hấp thụ dinh dưỡng trong giai đoạn đau, xót khi ăn do nhiệt miệng, mà còn có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm, loét miệng.

Những thực phẩm, món ăn nên được sử dụng khi bị nhiệt miệng:

– Các món nhiều dinh dưỡng và vitamin như: rau xanh, hoa quả, chè đậu,…

– Các món bổ sung lợi khuẩn, tăng cường đề kháng như: nước, sữa chua, …

– Đồ ăn mềm như: súp, canh, bánh mềm,…

– Đồ ăn, đồ uống có tính mát: các loại hoa quả mọng nước, rau má, trà xanh, nhân trần,…

Bị nhiệt miệng nên ăn gì

Nên ăn nhiều rau quả và đồ mát khi bị nhiệt miệng

2.2. Những thứ không nên ăn khi bị nhiệt miệng

Khi bị nhiệt miệng, để giảm tình trạng đau và xót khi ăn uống, người bệnh không nên ăn/uống:

– Gia vị cay mạnh như ớt, tiêu,…

– Đồ quá mặn, các loại mắm.

– Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.

– Đồ chua như chanh, mận,…

– Đồ uống có cồn hay các chất kích thích ( thuốc lá, rượu, bia,…)

3. Cần làm gì khi bị nhiệt miệng?

Đối với những trường hợp nhiệt miệng thông thường,vết loét nhỏ có thể tự lành sau khoảng 1 đến 2 tuần. Người bệnh khi đó có thể không làm gì và thực hiện chế độ kiêng cay nóng, ăn đồ mát để phục hồi. Tuy nhiên, với những trường hợp nhiệt miệng nặng thì cần xem xét điều trị y tế. Bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và xác định nguồn gốc nhiệt miệng cũng như nguyên nhân khiến nhiệt miệng kéo dài.

Bị nhiệt miệng nên ăn gì

Thăm khám khi nhiệt miệng kéo dài

Một số phương pháp điều trị nhiệt miệng được bác sĩ chỉ định:

– Sử dụng nước súc miệng chứa giảm đau, kháng viêm để giảm tình trạng nhiệt miệng.

– Dùng thuốc bôi nhiệt miệng nhằm giảm đau và làm tăng tốc độ hồi phục của vết thương.

– Thuốc kê theo đơn của bác sĩ khi vết loét trở nặng.

– Thuốc bổ sung vi chất cần thiết để tăng đề kháng, tăng cường hồi phục.

– Đốt vết loét với trường hợp viêm nhiễm nặng.

Ngoài ra, nếu tình trạng nhiệt miệng liên quan đến sức khỏe khác, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bệnh lý này để giải quyết tận gốc vấn đề gây nhiệt miệng.

Như vậy, ngoài mối quan tâm bị nhiệt miệng nên ăn gì, chúng ta cần tránh những thực phẩm không phù hợp cho việc điều trị nhiệt miệng. Bên cạnh đó, cần chú ý để điều trị nhiệt miệng đúng thời điểm. Do nhiệt miệng là bệnh lý nhiều nguyên nhân, vậy nên, hãy kiểm tra sức khỏe khi nhiệt miệng kéo dài để luôn hiểu cơ thể và có cách chăm sóc sức khỏe phù hợp cho bản thân mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital