3 bài thuốc nhiệt miệng được ứng dụng trong dân gian

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Nhiệt miệng là tình trạng khá phổ biến mà bất kì ai cũng từng mắc phải một lần trong đời. Đa phần triệu chứng này có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp nếu không điều trị kịp thời thì nhiệt miệng có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Vậy nhiệt miệng chữa như thế nào? Tham khảo ngay 3 bài thuốc nhiệt miệng được nhiều người sử dụng bên dưới đây bạn nhé!

1. Nguyên nhân và triệu chứng của nhiệt miệng

Nhiệt miệng (hay loét áp tơ) là một trong những vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ có màu trắng, vàng đỏ bao quanh. Chúng phát triển ở trên các mô mềm phía trong miệng hoặc trên nướu.

Cho đến hiện nay khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể dẫn đến nhiệt miệng mà chỉ xác định được một số yếu tố nguy cơ gây nên nhiệt miệng như: Chế độ dinh dưỡng, môi trường, các sinh vật gây nhiễm trùng, các loại độc tố có trong thức ăn, các loại ký sinh trùng hay thiếu hụt dinh dưỡng (axit folic). Tuy nhiên, một số nguyên nhân dưới đây có thể gây tổn thương miệng như:

– Đánh răng quá mạnh.

– Tai nạn khi chơi thể thao.

– Cắn vào má khi nhai.

– Sử dụng nhiều loại thức ăn quá cứng.

– Thiếu hụt lượng vitamin B12.

– Nữ giới thay đổi hormone vào kỳ kinh nguyệt.

– Do stress hoặc áp lực.

Nhiệt miệng có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng gây nên tùy thuộc vào thể trạng của từng người. Một số biểu hiện rõ rệt nhất bao gồm: Vết loét đỏ hình bầu dục có màu trắng hoặc vàng; Vùng da đỏ gây khó chịu; Cảm giác ngứa trong miệng. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng như: Đau bụng, đầy hơi, tiêu hóa kém, sụt cân, xanh xao hoặc thường xuyên cáu gắt.

thuốc chữa nhiệt miệng

Vết loét đỏ hình bầu dục có màu trắng hoặc vàng là dấu hiệu của nhiệt miệng

2. Một số bài thuốc nhiệt miệng có trong dân gian

2.1. Sử dụng rau ngót làm thuốc nhiệt miệng

Rau ngót là loại khá phổ biến ở nước ta, đây là một trong những nguyên liệu giúp điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Rau ngót cho tính mát, thanh nhiệt và giải độc khá tốt. Trong dân gian, rau ngót có thể kết hợp với mật ong để giúp các vết nhiệt miệng nhanh chóng phục hồi. Để sử dụng rau ngót làm thuốc nhiệt miệng, bạn có thể tham khảo cách chế biến như sau:

– Lựa chọn rau ngót sạch, không chứa các thành phần độc hại từ thuốc trừ sâu hay chất bảo quản.

– Rửa sạch sau đó đem giã nhỏ, lọc lấy nước cốt sau đó trộn cùng một chút mật ong.

– Sử dụng tăm bông chấm dung dịch vừa trộn lên vết nhiệt miệng và để tầm 5 – 10 phút sau đó súc miệng.

Kiên trì thực hiện phương pháp này sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Rau ngót được sử dụng làm thuốc nhiệt miệng

Lựa chọn rau ngót sạch, không chứa các thành phần độc hại từ thuốc trừ sâu hay chất bảo quản khi làm thuốc chữa nhiệt miệng

2.2. Sử dụng diếp cá làm thuốc nhiệt miệng

Diếp cá cũng là loại cây khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Chúng có nhiều công dụng đặc biệt là trong nấu ăn và giải độc. Rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh và có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, trong rau diếp cá còn có tính kháng khuẩn giúp tiêu diệt ký sinh trùng. Loại rau này rất hiệu quả trong việc điều trị nhiệt miệng.

Để sử dụng rau diếp cá làm thuốc nhiệt miệng bạn cần chuẩn bị 100g rau diếp cá, sau đó rửa sạch và loại bỏ phần cuống già. Tiếp đến đem xay nhuyễn thành sinh tố rồi lấy nước uống. Sau khoảng 2 – 3 lần sử dụng bạn sẽ thấy những triệu chứng này nhanh chóng được đẩy lùi. Bạn cũng có thể sắc 2 – 6g rau diếp cá lấy nước và uống trong ngày. Uống liên tục vài ngày các triệu chứng nhiệt miệng sẽ thuyên giảm.

2.3. Chữa nhiệt miệng bằng rau đắng

Rau đắng là loại rau quen thuộc được sử dụng nhiều ở các vùng quê. Trong rau đắng chứa rất nhiều vitamin C, chất xơ, saponin và flavonoid. Những chất này giúp thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ điều trị nhiệt miệng khá tốt.

Để sử dụng rau đắng làm thuốc nhiệt miệng bạn nên rửa sạch rau, giã nhỏ, lọc lấy nước cốt. Người lớn có thể ngậm còn trẻ em nên dùng tăm bông chấm vào vết loét. Bạn sẽ cảm nhận được ngay công dụng chỉ sau một đến hai ngày sử dụng. Bên cạnh đó, bạn có thể phơi khô rau đắng đất rồi sắc lấy nước để uống thay cho trà giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả.

Lưu ý: Một số bài thuốc dân gian trên đây được ứng dụng nhiều trong đời sống, tuy nhiên không phải bài thuốc nào cũng có thể áp dụng với nhiều đối tượng bởi tình trạng bệnh lý ở mỗi người là khác nhau. Do đó, để được điều trị tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế chẩn đoán bệnh lý và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Sử dụng rau đắng làm thuốc chữa nhiệt miệng

Để sử dụng rau đắng làm thuốc chữa nhiệt miệng bạn nên rửa sạch rau, giã nhỏ, lọc lấy nước cốt.

3. Làm sao để phòng tránh nhiệt miệng?

Một số biện pháp phòng tránh nhiệt miệng bao gồm:

– Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.

– Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Chú ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A hoặc C, B12, axit folic, kẽm,…

– Hạn chế tối đa việc sử dụng những đồ ăn cay, nóng.

– Khi ăn tránh nhai quá mạnh gây tổn thương cho vùng nhiệt miệng.

– Đối với trường hợp sử dụng khí cụ trong miệng như niềng răng cần sử dụng thêm sáp nha khoa để hạn chế tổn thương cho vùng nhiệt miệng.

Ngoài ra, bạn nên khám sức khỏe định kỳ mỗi năm từ 1 – 2 lần để bảo vệ sức khỏe của bản thân và phòng tránh nhiệt miệng hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital