Ung thư là một bệnh lý nguy hiểm và tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng trong những năm trở lại đây. Bệnh ung thư đã và đang khiến nhiều bệnh nhân thắc mắc: Liệu bệnh ung thư có di truyền không? Để trả lời cho câu hỏi này, người bệnh có thể tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Menu xem nhanh:
1.Tìm hiểu về cơ chế hình thành và phát triển ung thư
Để biết được Bệnh ung thư có di truyền không, trước tiên người bệnh cần nắm được cơ chế để căn bệnh này ra đời và tác động đến sức khỏe con người. Mỗi một tế bào trong cơ thể đều được “lập trình” để phát triển, làm việc và chết đi sau khi trải qua thời gian và hệ thống tín hiệu hóa sinh. Ung thư hình thành khi các tế bào “thoát” khỏi hoạt động theo tế bào được lập trình mà tăng với cấp độ và tốc độ khó kiểm soát được đồng thời xâm nhập và phá hủy các cơ quan trong cơ thể.
Quá trình tích lũy các gen đột biến này xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân gây ung thư từ môi trường, do di truyền hoặc nhiều yếu tố ngoại quan khác. Do đó, ung thư hoàn toàn có thể hình thành và xuất hiện ở bất kì cơ quan nào và bất kì giới tính, độ tuổi nào. Tế bào ung thư có thể khiến gen ức chế hình thành khối u làm ngăn chặn chức năng và cấu trúc của tế bào.
Việc chuyển đổi từ tế bào thường sang tế bào ung thư ác tính được thúc đẩy do sự biến đổi DNA tế bào. DNA trong tế bào có một số lượng lớn được tập hợp cho mỗi gen riêng lẻ, các gen này sẽ hướng dẫn tế bào chức năng để thực hiện chức năng cho cơ thể đồng thời phân chia để tế bào mới được hình thành. Vì vậy khi các gen này gây lỗi sẽ khiến tế bào khó hoạt động bình thường và trở thành ung thư.
2. Vậy căn bệnh ung thư liệu có di truyền không?
Khi cơ thể khỏe mạnh sẽ kiểm soát được quá trình hình thành, tăng trưởng và phát triển tế bào. Cơ thể sẽ điều chỉnh thời gian tế bào nhân lên và chết đi. Tuy nhiên đối với bệnh ung thư thì tình trạng này sẽ bị khó kiểm soát, các tế bào ác tính sẽ sản sinh quá mức gây ra khối u. Hiện tượng này là bất thường trong cấu trúc gen hay còn được biết đến với tên gọi là đột biến gen.
Người bệnh có thể tiếp nhận gen đột biến từ người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ hoặc dưới sự tác động của chế độ sinh hoạt, môi trường sống. Nếu đột biến gen này xuất phát từ thế hệ trước của gia đình người bệnh thì sẽ hiện diện trong trứng và tinh trùng, nghĩa là có thể người bệnh sẽ di truyền cho đời con cháu sau này.
Những đột biến gen di truyền này được gọi là hội chứng ung thư gia đình. Đối với các trường hợp ung thư mắc phải do đột biến trong cuộc sống mà không được truyền từ thế hệ trước và cũng không truyền lại cho thế hệ sau thì không thuộc hội chứng này. Đó là ung thư chỉ biểu hiện ở người bệnh và không ảnh hưởng tới trứng và tinh trùng. Thông thường, tỉ lệ ung thư tự mắc phải thường có tỉ lệ cao hơn di truyền.
Mỗi người sẽ có hai bản sao của nguồn gen cha và mẹ, nếu được thừa hưởng bản sao bất thường gen sẽ khiến tế bào bị đột biến. Thông thường các bản sao gen khác vẫn hoạt động bình thường tuy nhiên khi bản sao gen khác ngừng hoạt động có thể khiến chức năng gen mất đi và ức chế khối u, tế bào phát triển quá mức gây ung thư.
Mỗi người mang trong mình gen di truyền có bản sao gen ức chế khối u sẽ chỉ phải nhận một đột biến ở bản sao khác của gen đó để đảm bảo mã gen này không hoạt động. Điều này khiến cho người bệnh mang tỉ lệ đột biến cao hơn và từ đó người bệnh cũng có nguy cơ mắc ung thư cao hơn những người không mang trong mình nhóm gen này.
3. Làm thế nào để nhận dạng được ung thư di truyền?
3.1 Bệnh ung thư có di truyền hay không? – Dấu hiệu nhận dạng
Để nhận dạng được nhóm người thuộc hội chứng ung thư gia đình, người bệnh lưu ý những dấu hiệu sau:
– Tiền sử trong gia đình có người từng mắc bệnh ung thư: Trong gia đình có từ 3 người thân mắc ung thư giống nhau hoặc liên quan
– Ung thư ở độ tuổi còn trẻ: Thông thường, ung thư thường xảy ra ở người trung niên từ 50 tuổi trở lên do hệ miễn dịch đã kém và chức năng các tế bào bị lão hóa. Tuy nhiên nếu có từ 2 người thân được chẩn đoán ung thư từ khi còn trẻ thì người bệnh nên lưu ý thăm khám và sàng lọc khi có dấu hiệu bất thường.
– Người bệnh bị nhiều loại ung thư: Mắc từ 2 loại bệnh ung thư trở lên.
– Người bệnh có người thân mắc phải những loại ung thư hiếm gặp
– Một số loại bệnh ung thư thường có liên quan đến đột biến gen di truyền như: ung thư buồng trứng, ung thư vỏ thượng thận, u nguyên bào võng mạc…
– Một số trường hợp bất thường của ung thư như: ung thư vú nam giới
– Ung thư xảy ra ở các cơ quan ghép đôi hoặc các bệnh đa nang như: ung thư vú hai bên, ung thư thận đa nang…
– Mắc phải cùng một loại ung thư ở họ hàng gần: mẹ, con gái, chị em… đều bị ung thu cổ tử cung)
– Các bệnh ung thư hiếm gặp hình thành từ dị tật bẩm sinh
– Mô học khối u hiếm gặp(ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy…)
3.2 Bệnh ung thư có di truyền hay không? – Giải đáp
Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần lo lắng và hoảng sợ khi nhiều người thân trong gia đình bạn mắc ung thư. Bởi cho dù thừa hưởng gen của gia đình không có nghĩa là chắc chắn người bệnh sẽ mắc phải căn bệnh này. Yếu tố di truyền chỉ khiến người bệnh có nguy cơ cao hơn nhưng ung thư có hình thành hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lối sống, môi trường sống, bệnh lý nền… Tỉ lệ gen đột biến từ thế hệ trước chiếm tỉ lệ nhỏ trong tất cả các loại ung thư, do dó, điều người bệnh cần làm là theo dõi tình trạng sức khỏe và nếu thấy bất thường thì nên đi thăm khám kịp thời.