Xét nghiệm máu là bước sàng lọc thiết yếu và hỗ trợ trong chẩn đoán ung thư sớm. Với khả năng nhận diện dấu ấn ung thư thông qua các protein đặc biệt, bác sĩ có thể nghi ngờ khi giá trị của chất chỉ điểm của khối u tăng cao. Trong xét nghiệm ung thư buồng trứng, chất chỉ điểm khối u phổ biến là CA 125. Nếu kết quả của dấu ấn ung thư này tăng cao bất thường tức là ngầm cảnh báo điều gì? Cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. CA 125 – Chất chỉ điểm khối u trong sàng lọc ung thư buồng trứng
CA 125 có cấu trúc là 1 glycoprotein. Đây là một chất chỉ điểm cực kỳ chính xác đối với các khối u biểu mô không nhầy của buồng trứng. Hơn 80% phụ nữ mắc ung thư buồng trứng đều có nồng độ CA 125 tăng cao trong máu. Nếu nồng độ của chỉ dấu ung thư này càng cao thì tiên lượng sống càng thấp.
Tương tự với các dấu ấn ung thư khác, giá trị của CA-125 tăng cao trong một số bệnh lý viêm buồng trứng cấp và mạn tính. Vì vậy, bác sĩ cũng cần dựa vào kết quả của các chất chỉ điểm khác để hỗ trợ trong việc tầm soát ung thư như HE4, CEA, CA19-9…
2. Giá trị xét nghiệm ung thư buồng trứng tăng cao có nghĩa là gì?
Sau khi tầm soát, nhiều chị em thấy kết quả xét nghiệm ung thư buồng trứng của mình cao nhưng lại không biết nó có ý nghĩa gì. Từ đó vô hình nảy sinh tâm trạng lo lắng, thắc mắc liệu bản thân có mắc ung thư hay không. Hãy tìm câu trả lời dưới đây.
– Đối với người khỏe mạnh, nồng độ của CA 125 < 35 U/ml.
– Nếu nồng độ CA 125 > 35 U/ml và tăng cao bất thường sẽ cảnh báo nguy cơ mắc ung thư buồng trứng
Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm máu chỉ là 1 giá trị để bác sĩ chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư buồng trứng. Nó chỉ mang tính chất tương đối, không mang tính tuyệt đối rằng chắc chắn bạn có mắc ung thư buồng trứng hay không?
Thực tế, có một số trường hợp cho ra kết quả nồng độ CA 125 tăng nhưng không đồng nghĩa là bị ung thư buồng trứng. Nhưng giá trị CA 125 ở mức bình thường cũng không thể chủ quan, loại trừ khả năng bị ung thư. Minh chứng là có nhiều ca được chẩn đoán ung thư buồng trứng nhưng nồng độ CA 125 không tăng.
Kết quả nồng độ CA 125 tăng cao có thể là báo hiệu cho một số rối loạn lành tính như:
– Xơ gan
– Bệnh sưng màng bụng
– Mang thai
– Bệnh lạc nội mạc tử cung
– Viêm tụy
– Bệnh viêm vùng chậu
3. Các phương pháp sàng lọc ung thư buồng trứng kết hợp
3.1. Siêu âm
Đây là một trong những phương pháp được dùng để phát hiện ra ung thư buồng trứng. Với việc sử dụng các sóng âm thanh, kết quả thu được là hình ảnh của buồng trứng cùng các biểu hiện phát triển bất thường trong buồng trứng. Tuy nhiên siêu âm không thể nhận định được đó là ung thư lành tính hay ác tính.
Ưu điểm của phương pháp siêu âm là:
– Đơn giản
– Dễ thực hiện
– Chi phí thấp
– Hiệu quả cao
3.2. Chụp MRI hoặc chụp CT
Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) và chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) là 2 kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại bậc nhất hiện nay. Kết quả hình ảnh chụp MRI hoặc chụp CT cho thấy rõ hơn các góc ở khu vực được khảo sát. Bác sĩ dễ dàng nhìn ra tổn thương hay dấu hiệu bất thường để có thể chẩn đoán mức độ ảnh hưởng của khối u trong buồng trứng. Vừa chẩn đoán chính xác, vừa hạn chế bỏ sót tổn thương hay tế bào ung thư.
Với chụp MRI và chụp CT, bạn cần lưu ý một vài điều sau:
– Trao đổi, cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử sức khỏe bản thân trước khi chụp.
– Không mang đồ, phụ kiện bằng kim loại trên người khi chụp.
– Thay quần áo chuyên dụng được phát trước khi vào phòng chụp.
– Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo sợ quá mức vì quá trình chụp diễn ra rất nhẹ nhàng.
– Luôn lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của kỹ thuật viên trong suốt quá trình chụp.
3.3. Sinh thiết
Nếu kết quả của xét nghiệm máu, siêu âm, chụp MRI hay chụp CT đang ngầm báo ung thư buồng trứng xuất hiện thì bác sĩ sẽ chỉ định làm sinh thiết để chắc chắn kết luận cuối cùng. Mô bệnh phẩm sẽ được lấy ở khu vực cần kiểm tra và mang đi phân tích, xét nghiệm. Nếu kết quả cho thấy xự xuất hiện của tế bào ung thư thì sẽ có hướng điều trị phù hợp. Yên tâm là việc phát hiện sớm có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị khỏi bệnh, ngăn ngừa được biến chứng.
4. Một số lưu ý để tầm soát ung thư buồng trứng đạt hiệu quả
Để kết quả tầm soát ung thư buồng trứng đạt hiệu quả cao, bạn cần:
+ Thực hiện xét nghiệm ung thư buồng trứng trong khoảng 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh gần nhất;
+ Nếu đang đặt thuốc hoặc đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa thì tốt nhất không nên tầm soát ung thư.
+ Không quan hệ tình dục 1-3 ngày trước khi tầm soát ung thư buồng trứng. Mục đích là để tránh những tổn thương cho cổ tử cung và làm sai lệch kết quả.
+ Không dùng kem bôi trơn âm đạo hay bất kỳ loại kem, mùi hương nào trước ngày tầm soát.
Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm đối với nữ giới, tỷ lệ tử vong rất cao nếu không phát hiện sớm. Hãy chủ động tầm soát ung thư buồng trứng định kỳ hàng năm tại cơ sở y tế uy tín từ 1-2 lần/năm. Tại Hà Nội, Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI là địa chỉ hàng đầu được nhiều chịu em tin chọn. Gói sàng lọc ung thư với quy trình khép kín – đầy đủ các danh mục giúp bạn an tâm được kiểm tra kỹ lưỡng nhất. Đặc biệt, TCI còn ứng nhiều máy móc hiện đại như hệ thống xét nghiệm tự động, máy MRI, máy CT,…giúp tối ưu quy trình và kết quả khám.
Trên đây là thông tin gửi tới bạn về vấn đề xét nghiệm ung thư buồng trứng. Đừng quá lo lắng nếu thấy kết quả xét nghiệm tăng cao, hãy bình tĩnh tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ nhé