Theo Bộ Y tế, mỗi năm ở nước ta ghi nhận 10 triệu ca tử vong vì bệnh viêm gan B. Đặc biệt, Việt Nam nằm trong top cao khu vực về tỷ lệ số người nhiễm virus siêu vi B. Chính vì vậy, xét nghiệm HBsAg được chỉ định để kiểm tra người bệnh có mắc bệnh viêm gan B không, theo dõi tiến triển hiệu quả của điều trị bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về xét nghiệm HBsAg
HBsAg là kháng nguyên của bề mặt siêu vi B, giúp chẩn đoán bệnh nhân có mắc viêm gan B không. Nghiên cứu cho thấy đa số những bệnh nhân mắc viêm gan B đều cho ra kết quả HBsAg dương tính.
Xét nghiệm máu chỉ số HBsAg chỉ biết được có viêm gan B hay không, chứ không kiểm tra được mức độ viêm gan, khả năng lây lan…Bạn cần phải kiểm tra các xét nghiệm khác chuyên sâu hơn để xác định. Xét nghiệm này không có giá trị tiên lượng, tức là nồng độ cao không có nghĩa bệnh nặng và ngược lại.
Phương pháp xét nghiệm máu này được chia làm 2 dạng chính:
– Xét nghiệm định lượng HBsAg: là xét nghiệm kháng nguyên vỏ của virus. Bác sĩ sẽ sử dụng kết quả chỉ số HBsAg để theo dõi điều trị bệnh.
– Xét nghiệm định tính HBsAg: cho biết khả năng mắc bệnh của viêm gan B.
Bên cạnh xét nghiệm chỉ số HBsAg, còn có các xét nghiệm khác được sử dụng để chẩn đoán bệnh viêm gan B: HBV DNA, men gan AST và ALT. Việc tiến hành đa dạng các xét nghiệm để bác sĩ có căn cứ chính xác về nồng độ máu và dấu hiệu bất thường trong cơ thể người bệnh, từ đó đi đến kết luận chuẩn xác, đáng tin cậy.
2. Cách đọc hiểu xét nghiệm HBsAg
Xét nghiệm định tính HBsAg cho ra kết quả dương tính hoặc âm tính, nhằm khẳng định người bệnh có nhiễm siêu vi B không.
1.1. Xét nghiệm HBsAg dương tính
Nếu chỉ số HBsAg cho ra kết quả dương tính, điều đó có nghĩa là trong huyết thanh của người bệnh có kháng nguyên này, tức là đã hoặc đang bị mắc viêm gan B. Thời gian ủ bệnh của người nhiễm virus viêm gan B là 45 – 160 ngày. Nếu người đó có hệ miễn dịch tốt thì chỉ số HBsAg sẽ giảm dần và mất sạch sau 4 – 6 tháng. Khi đó cơ thể đã hoàn toàn miễn nhiễm với virus gây bệnh mà không cần tiêm phòng ngừa.
Có khoảng 10 – 15% người có kháng nguyên HBsAg dương tính rơi vào trường hợp viêm gan B mạn tính. Có rất ít người chuyển viêm gan B mạn tính thành xơ gan hay ung thư gan. Do đó người bệnh không cần thiết phải lo lắng về tình trạng bệnh. Trong mọi đa số trường hợp thì viêm gan B sẽ tự khỏi.
1.2. Xét nghiệm HBsAg âm tính
Đối với chỉ số HBsAg cho ra kết quả âm tính thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm là bản thân không mắc bệnh viêm gan B. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan với sức khỏe của mình. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo mỗi người dân nên chủ động tiêm vaccine phòng ngừa bệnh bởi Việt Nam ta có số lượng người mắc viêm gan B cao nhất, chiếm khoảng 10 – 20% (12 – 16 triệu người).
1.3. Xét nghiệm định lượng HBsAg khác với xét nghiệm định tính HBsAG như thế nào?
Như đã nói ở trên, xét nghiệm chỉ số HBsAg có 2 loại chính là xét nghiệm định tính và định lượng. Vậy 2 loại này khác nhau chỗ nào và được áp dụng để làm gì.
Đối với xét nghiệm định tính HBsAg: là cho biết khả năng nguy cơ mắc bệnh viêm gan B và cho ra kết quả dương tính (HBsAg (+) có nghĩa là có mắc bệnh), kết quả âm tính (HBsAg (-) có nghĩa là không mắc bệnh).
Đối với xét nghiệm định lượng HBsAg: được ứng dụng trong lĩnh vực lâm sàng, giúp theo dõi diễn biến phát triển của virus HBV và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh. Với xét nghiệm này bác sĩ sẽ phát hiện cơ thể bệnh nhân có khả năng thải sạch HBsAg không, có tái phát sau khi điều trị không để dừng việc điều trị hoặc tiếp tục…
3. Một số khó khăn khi biện giải kết quả xét nghiệm máu
Đôi khi, việc dựa vào kết quả xét nghiệm máu để chẩn đoán, theo dõi bệnh có thể gây ra khó khăn cho các chuyên gia y tế bởi có một số trường hợp ra dương tính giả, nghĩa là bệnh nhân không mắc viêm gan B nhưng kết quả lại cho ra dương tính. Điều này cần phải được tiến hành xét nghiệm chẩn bằng xét nghiệm trung hòa hoặc một xét nghiệm khác.
Ngược lại, có một số người bệnh mắc viêm gan B nhưng kết quả lại âm tính, là trường hợp âm tính giả. Có thể do lỗi kỹ thuật hoặc sử dụng test có độ nhạy thấp, không có khả năng phát hiện những bệnh nhân có HBsAg nồng độ thấp.
Ngoài ra, có trường hợp HBsAg dương tính nhưng không nhiễm HBV. Đó là:
– Sau khi tiêm vaccine: HBsAg có thể vẫn hiện diện đối với người vừa được tiêm phòng ngừa vaccine trong thời gian ngắn, khoảng 14 ngày.
– Phụ nữ mang thai: thường ghi nhận kết quả HBsAg dương nhưng thực tế lại không nhiễm siêu vi B. Trong trường hợp này, cần phải thực hiện các xét nghiệm khác để đưa ra quyết định đúng đắn.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết cho quý vị về xét nghiệm máu chỉ số HBsAg để các bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này.