Làm sao để điều trị viêm phế quản ở trẻ một cách dứt điểm và cách để phòng chống căn bệnh này là những vấn đề mà rất nhiều bậc phụ huynh đang quan tâm. Bệnh viêm phế quản có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng ở trẻ nhỏ chiếm phần lớn do sức đề kháng của trẻ còn kém. Bệnh thường dễ tái phát do không được điều trị đúng cách, chính vì vậy cần điều trị bệnh triệt để, tránh tái phát.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm phế quản được định nghĩa thế nào?
Thông thường sẽ chia bệnh viêm phế quản thành dạng cấp tính và dạng mạn tính.
Bệnh viêm phế quản cấp tính là tình trạng viêm nhiễm ở phế quản trong ngắn hạn thường dưới 10 ngày và có thể kèm thêm bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Viêm phế quản cấp đa phần là do vi rút gây nên, hiếm khi do vi khuẩn. Người bệnh sẽ có những triệu chứng như ho nhiều đờm, sốt cao, đau thắt ngực, thở ngắn, khó thở….
Bệnh viêm phế quản mạn tính là cùng một yếu tố gây ra so với bệnh viêm phế quản cấp tính nhưng thời gian bị lâu hơn và tần suất tái lại nhiều hơn, thường xuyên trong khoảng thời gian 2 năm. Bệnh thường chuyển biến nặng hơn, hiếm khi tự khỏi được và phải được điều trị thường xuyên.
Những nhân tố khiến cho bệnh viêm phế quản cấp tính trở thành mạn tính đó là do tình trạng ô nhiễm môi trường, do tiếp xúc với khói bụi nhiều, do hít phải khói thuốc lá nhiều…
2. Điều trị thế nào?
2.1. Điều trị viêm phế quản cho trẻ ở mức độ cấp tính
Bệnh cấp tính chủ yếu là do virus nên sẽ không cần phải dùng thuốc kháng sinh, trừ trường hợp bác sĩ chẩn đoán là bệnh viêm phế quản do vi khuẩn thì mới cần dùng kháng sinh cho trẻ.
Đối với tình trạng bệnh nhẹ, bệnh nhân chỉ cần ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước ấm, tránh xa không khí ô nhiễm, khói bụi thì bệnh có thể được chữa lành sau hơn 1 tuần.
Bác sĩ sẽ điều trị bệnh thông qua điều trị những triệu chứng của bệnh. Do vậy, có thể bác sĩ sẽ kê thêm một số thuốc để trẻ uống ở nhà như thuốc hạ sốt dùng khi sốt cao, thuốc ho long đờm để đờm nhanh đẩy ra ngoài, thuốc giãn phế nếu như bệnh nhân bị khó thở… Lưu ý những thuốc này cần được bác sĩ kê chứ không nên tự mua sẽ không có lợi cho cơ thể.
Không nên tự ý uống thuốc giảm ho nếu không được bác sĩ chỉ định vì có thể làm thời gian lành lệnh kéo dài hơn nếu là trường hợp ho có đờm. Nguyên nhân là việc ho là để tống đờm ra ngoài, nếu không ho, những mảng đờm vẫn sẽ ở bên trong cổ họng khiến cho việc viêm nhiễm lâu khỏi hơn, thậm chí trở nên trầm trọng hơn
Nếu trẻ có hiện tượng khó thở, bác sĩ sẽ kê thuốc khí dung có thành phần theophylin, salbutamol để làm cho phế quản của trẻ giãn ra, giúp trẻ dễ thở hơn, từ đó có thể giảm ho kích ứng.
2.2. Điều trị viêm phế quản mức độ mạn tính
Để điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính cần phải đạt được mục tiêu là: không bị nhiễm khuẩn mới, lưu thông và phục hồi không khí, chống lại khả năng bị suy hô hấp. Do vậy mà với từng trẻ và tình trạng của từng trẻ mà bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc thích hợp dành cho việc điều trị mạn tính.
Những trẻ đã bị viêm phế quản mạn tính tức là đã lớn hoặc người trường thành. Đối tượng trẻ nhỏ hơn thường chỉ được xếp là viêm phế quản cấp tính. Theo thời gian, khi trẻ lớn hơn, số lần trẻ bị viêm phế quản cũng ít dần đi nên không thể coi là mạn tính được, kể cả lúc còn nhỏ trẻ đã bị rất nhiều lần.
Cũng như bệnh viêm phế quản cấp tính, người bệnh không được tự ý điều trị bằng thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, nhất là thuốc chống ho. Bởi ho là một phản xạ của cơ thể nhằm tống đẩy đờm nhớt, nguồn chứa nhiều vi rút, vi khuẩn ra bên ngoài cơ thể và giúp người bệnh nhanh khỏi bệnh hơn. Bệnh nhân khi ho nên ho vào khăn giấy và vứt ngay vào thùng rác để tránh lây lan vi khuẩn ra môi trường bên ngoài.
Trong trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh phổ rộng với liều dùng tối đa là 5 ngày. Sau đó, bệnh nhân cần tái khám để đánh giá lại tình trạng bệnh và bác sĩ sẽ quyết định em có nên dùng tiếp thuốc khánh sinh nữa hay dừng lại.
Đối với những bệnh nhân bị viêm phế quản mạn tính kèm bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính thì rất dễ bị co thắt phế quản. Chính vì vậy, bác sĩ có thể cần kê đơn thuốc giãn phế cho người bệnh. Thuốc này có tác dụng làm giãn tạm thời các phế quản đang bị hẹp do viêm. Thậm chí có những người bệnh cần phải thở oxy liên tục hoặc thở từng thời điểm theo nhu cầu người bệnh. Nếu người bệnh sử dụng bình thở oxy tại nhà thì cần chú ý đến an toàn cháy nổ, không để bình oxy gần những vật dễ cháy nổ như bình xăng, bếp ga, máy sấy tóc, lò sưởi…
Trong điều trị bệnh viêm phế quản, quản lý chất lượng không khí hít thở cũng là một vấn đề cần phải lưu tâm. Nếu không thể cải thiện chất lượng không khí, hàng ngày vẫn hít khói thuốc, hít không khí nhiều khói bụi ô nhiễm thì bệnh khó có thể được điều trị dứt điểm, thậm chí có khả năng biến chứng nặng hơn, nghiêm trọng hơn.
Những cách để đề phòng, giảm thiểu khả năng mắc bệnh viêm phế quản cho trẻ đó là:
– Tuyệt đối không để trẻ bị hít phải khói thuốc lá
– Cố gắng tạo ra môi trường trong lành, không ô nhiễm trong cuộc sống hàng ngày của trẻ
– Tăng cường sức đề kháng cho trẻ thông qua việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tăng vận động thể thao
– Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cúm hàng năm để giảm nguy cơ cúm làm viêm nhiễm đường hô hấp
– Đưa trẻ đi bác sĩ để điều trị triệt để bệnh
– Không tự ý dùng thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ, sẽ làm cho bệnh trở nên phức tạp hơn, lâu khỏi hơn và có thể ảnh hưởng lâu dài.
3. Cách điều trị bệnh viêm phế quản cho trẻ từ thảo dược
Những loại thảo dược có trong tự nhiên thường khá lành tính và ít tác dụng phụ nên từ lâu đã được nhiều người sử dụng như những vị thuốc chữa nhiều bệnh, nhất là bệnh về hô hấp.
Những loại nguyên liệu sau đã được chứng minh có hiệu quả đối với trẻ em trong điều trị bệnh viêm phế quản.
– Cam thảo: Hoạt chất Axit Glycyrrhizic ở trong cam thảo có khả năng ức chế hoạt động của một vài loại vi khuẩn, nhờ đó có thể giúp trẻ giảm ho, kháng viêm và chống dị ứng.
– Gừng: Loại củ này có đặc tính chống viêm nhiễm và giúp tăng cường hệ miễn dịch nên có tác dụng rất tốt cho trẻ đang có phế quản bị viêm nhiễm. Cách sử dụng là thái lát gừng và cho vào nước sôi rồi thêm chanh, mật ong vào cho trẻ uống hàng ngày.
– Dứa: enzyme trong quả dứa có tác dụng giảm viêm và tống đờm nhầy ra khỏi đường hô hấp.
– Tỏi là một nguyên liệu rất hữu ích cho các bệnh lý về mũi họng. Tỏi còn có khả năng hạn chế sự phát triển của vi rút, vi khuẩn gây ra viêm phế quản ở trẻ. Thường trẻ em không sử dụng được tỏi tươi do vị cay hăng thì nên ngâm tỏi với mật ong đến khi tỏi không còn mùi thì có thể cho trẻ uống với nước ấm pha loãng.
– Chanh mật ong được kết hợp với nhau nhằm giảm các triệu chứng sưng viêm nơi vòm họng và phế quản, làm giảm cơn đau họng và cơn ho.
Trên đây là những thông tin về căn bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ và cách điều trị viêm phế quản dứt điểm, tránh tái lại mà các phụ huynh có con nhỏ có thể tham khảo để áp dụng cho con em mình.