Rất nhiều người muốn tìm hiểu phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa vì căn bệnh này đang phổ biến. Tình trạng này gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt và sức khỏe người bệnh. Vì vậy, mọi người đều không thể chủ quan với căn bệnh này.
Menu xem nhanh:
1. Rối loạn tiêu hóa là bệnh gì?
Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng bệnh lý có thể xảy ra với mọi lứa tuổi nếu không ăn uống và sinh hoạt đúng cách. Người mắc bệnh rối loạn tiêu hóa gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh gây ra những bất tiện khó chịu, ăn uống kiêng khem, sức khỏe giảm sút khiến người bị rối loạn tiêu hóa làm việc và lao động kém hiệu quả.
2. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa
– Thường xuyên đau bụng
Đau bụng có thể là triệu chứng của rất nhiều các bệnh khác nhau chứ không riêng gì là rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, người bị rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội tùy theo cơ địa và mức độ của bệnh. Những cơn đau thường xuất hiện ở phía bên trái vùng bụng hoặc ở những vị trí khác nhau quanh vùng bụng. Mức độ đau có thể là đau từng cơn, đau nhói như dao cắt, đau nhẹ âm ỉ hoặc đau lâm râm
Triệu chứng thứ hai của rối loạn tiêu hóa là bụng bị đầy hơi. Khi đó, bạn cảm giác bụng thường xuyên căng ra như vừa ăn no, ậm ạch và khó chịu mặc dù không ăn uống gì nhiều. Đi kèm với nó là các dấu hiệu như ợ chua, ợ hơi như người đau dạ dày. Trung tiện liên tục, miệng hôi và ợ chua rất khó chịu.
– Bị táo bón, tiêu chảy, kiết lỵ
Rối loạn tiêu hóa khi mắc bệnh lâu ngày mà không có biện pháp chữa trị sẽ dẫn đến hiện tượng tiếp theo là đi ngoài bị táo bón hoặc tiêu chảy, cũng có thể là kiết lỵ. Phổ biến là bị tiêu chảy. Khi đó người bệnh dễ bị mất nước và chất điện giải, háo nước. Cơ thể cảm giác mệt mỏi không muốn hoạt động nhiều. Khi bị đến giai đoạn này tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.
– Nôn mửa
Nôn mửa cũng là một triệu chứng của rối loạn tiêu hóa ở người lớn. Khi bộ phận tiêu hóa hoạt động không tốt. Thức ăn sau khi nạp vào cơ thể không được hấp thụ kèm theo những phản ứng với các loại men trong đường ruột dễ khiến người bị rối loạn tiêu hóa bị trào ngược thức ăn lên trên dẫn đến tình trạng nôn mửa.
3. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là do loạn khuẩn đường ruột. Tỷ lệ cân bằng hệ vi sinh vật giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh là 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn. Nếu đạt tỷ lệ này, đường ruột sẽ làm tốt chức năng tiêu hóa, ức chế không cho vi khuẩn gây hại phát triển. Khi đường ruột bị loạn khuẩn sẽ làm giảm sút nghiêm trọng lợi khuẩn, hại khuẩn gia tăng gây mất cân bằng. Từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Loạn khuẩn đường ruột do các nguyên nhân sau gây nên:
– Chế độ ăn là nguyên nhân đầu tiên và lớn nhất gây ra rối loạn tiêu hóa, bao gồm:
+ Ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học.
+ Ngộ độc thức ăn.
+ Ăn phải đồ ôi thiu.
+ Thực phẩm có nhiều chất bảo quản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,…
– Do thuốc kháng sinh: Dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, liên tục, trong những đợt ốm, điều trị bệnh, phẫu thuật.
– Bị ốm nghén trong thời kỳ mang thai.
– Bị stress, căng thẳng thần kinh và các yếu tố tâm lý, xã hội khác.
– Do các bệnh lý như viêm tá tràng, loét dạ dày, sỏi thận, viêm ruột thừa cấp tính, viêm ruột cấp tính, viêm đại tràng co thắt….
4. Điều trị rối loạn tiêu hóa
Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về điều trị. Một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị rối loạn tiêu hóa như thuốc giảm triệu chứng đau bụng kèm tiêu chảy, thuốc cầm khi tiêu chảy, tuốc sổ dùng cho trường hợp bị táo bón, cũng có thể sử dụng men tiêu hóa để ổn định và tăng cường hệ tiêu hóa,….
Hợp tác với Bệnh viện Bạch Mai, Chuyên khoa Tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những địa chỉ điều trị rối loạn tiêu hóa uy tín, nhận được sự đánh giá cao của đông đảo người bệnh.
Tại đây, bệnh nhân sẽ được khám và điều trị rối loạn tiêu hóa với các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Các bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn, là nguyên trưởng khoa Bệnh viện Bạch Mai & Bệnh viện E:
- Tiến sĩ, bác sĩ CKII Nội tiêu hóa Phạm Thị Bình – Nguyên Trưởng khoa TDCN Bệnh viện Bạch Mai
- Bác sĩ Chuyên khoa II. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Trưởng khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện E.
Cùng nhiều các bác sĩ giàu kinh nghiệm khác.
Bên cạnh đó Bệnh viện được trang bị nhiều thiết bị y tế hiện đại giúp chẩn đoán chính xác bệnh. Đồng thời dịch vụ tận tình, chu đáo, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi khám và điều trị
5. Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa
– Đảm bảo vệ sinh ăn uống:
+ Không dùng quá nhiều các thực phẩm dễ gây sình bụng. Chẳng hạn như: hành tây, tỏi, bắp cải, mận, nho khô, cà phê, sữa…
+ Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, nhất là với trường hợp bị táo bón.
+ Tập thể dục đều đặn.