Điều trị loét dạ dày nên được thực hiện từ sớm ngay ở những giai đoạn đầu tiên của bệnh, Điều trị sớm cho hiệu quả tốt, tỷ lệ chữa khỏi cao, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu ngay.
Menu xem nhanh:
1. Viêm loét dạ dày và cách nhận biết sớm về bệnh
1.1. Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày có tỷ lệ mắc cao và gặp phải ở nhiều đối tượng, độ tuổi, không phân biệt giới tính. Bệnh xảy ra khi lớp bảo vệ thành niêm mạc bị bào mòn, làm lộ ra các lớp bên dưới dạ dày. Khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ dần hình thành nên các tổn thương viêm loét tại đây.
Viêm loét dạ dày diễn tiến theo 2 giai đoạn:
– Viêm loét cấp tính
– Viêm loét mạn tính
1.2. Nguyên nhân dẫn tới bệnh
Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày là nhiễm khuẩn HP dương tính và việc lạm dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau thường xuyên.
– Nhiễm khuẩn HP dương tính
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn có khả năng xâm nhập và khu trú lại lớp nhầy trên niêm mạc dạ dày. Lâu dần, dưới điều kiện thuận lợi, vi khuẩn HP sẽ tiết độc bào mòn lớp bảo vệ khiến thành dạ dày dần tổn thương và hình thành các ổ viêm loét.
Có tới hơn 90% các ca viêm loét dạ dày gây ra bởi nguyên nhân này và được gọi là viêm loét dạ dày HP.
– Lạm dụng thuốc kháng viêm
Nguyên nhân này thường gặp phải ở đối tượng người cao tuổi do phải sử dụng nhiều thuốc khám viêm, giảm đau trong điều trị bệnh nhất là các bệnh lý xương khớp.
Nhóm thuốc này làm ức chế quá trình tổng hợp nên prostaglandin. Prostaglandin là chất có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Sử dụng thuốc lâu dài sẽ gây viêm loét dạ dày- tá tràng.
Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ khác cũng làm tăng khả năng mắc bệnh bao gồm:
– Hút thuốc lá
– Uống nhiều rượu bia
– Căng thẳng mệt mỏi kéo dài
– Có thói quen ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh
1.3. Dấu hiệu nhận biết sớm về viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày ở giai đoạn đầu hầu như không gây ra nhiều triệu chứng rõ ràng nào. Thông thường, người bệnh sẽ gặp phải những rối loạn tiêu hóa thoáng qua nên nhiều người có thể chủ quan mà bỏ qua chúng.
Những dấu hiệu cảnh báo sớm về viêm loét dạ dày cần được chú ý như:
– Đau bụng vùng thượng vị
– Đầy bụng, khó tiêu, cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói ra thức ăn thừa
– Ợ hơi, ợ chua hoặc bị nóng rát tại vùng thượng vị
– Mất ngủ về đêm do các vấn đề về tiêu hóa
– Tiêu chảy/táo bón kéo dài
Khi nhận thấy các triệu chứng kể trên, đầu tiên bạn có thể chủ động điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho hợp lý. Trong trường hợp các triệu chứng không được thuyên giảm hay tiến hành thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán bệnh chính xác.
2. Điều trị loét dạ dày và những lợi ích khi điều trị bệnh từ sớm
2.1. Điều trị loét dạ dày bằng cách nào?
Người bệnh chủ động thăm khám bao gồm thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm kiểm tra cần thiết để bác sĩ chẩn đoán chính xác về bệnh cũng như mức độ bệnh. Từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị viêm loét cụ thể.
Thông thường, việc điều trị viêm loét dạ dày sẽ được thực hiện điều trị nội khoa bằng thuốc với các chỉ định sau:
– Đầu tiên, ngưng sử dụng các loại thuốc kháng viêm/giảm đau nếu có. Trường hợp bắt buộc phải dùng các loại thuốc này, bác sĩ sẽ gợi ý thay đổi bằng các loại thuốc ít tác dụng phụ nhất.
– Áp dụng liệu pháp tiêu diệt vi khuẩn HP phù hợp nếu có.
– Kết hợp các thuốc có tác dụng tăng cường bảo vệ thành mạc, thuốc kháng tiết axit dạ dày.
Lưu ý: Người bệnh cần thực hiện đúng yêu cầu trong điều trị bệnh mà bác sĩ đưa ra, tuyệt đối không tự ý “bắt bệnh” và mua thuốc sử dụng tại nhà vì làm nguy cơ bệnh trở nặng cao hơn. Chỉ thực hiện việc điều trị khi đã có chỉ định của bác sĩ sau quá trình thăm khám chi tiết.
2.2. Lợi ích khi điều trị loét dạ dày từ sớm
Bệnh viêm loét dạ dày ở thời kỳ sớm và được phát hiện kịp thời sẽ dễ dàng điều trị dứt điểm. Trường hợp để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính sẽ khó khăn hơn nhiều trong việc điều trị và chưa kể có thể dẫn tới các biến chứng đáng tiếc.
Những lợi ích khi viêm loét dạ dày được điều trị từ sớm:
– Các triệu chứng không quá nặng nề và không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của người bệnh.
– Ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do viêm loét mạn tính gây ra như hẹp môn vị, xuất huyết đường tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,…
– Cho hiệu quả điều trị tốt, tỷ lệ thành công cao và nhanh chóng dứt điểm bệnh.
– Giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian và tối ưu chi phí điều trị.
3. Những lưu ý để phòng tránh viêm loét dạ dày hiệu quả
Một chế độ ăn uống khoa học cùng việc thực hiện các thói quen sinh hoạt lành mạnh là cách tốt nhất phòng tránh viêm loét dạ dày hiệu quả. Cụ thể:
Về chế độ ăn:
– Ăn uống đủ chất: Nên bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, chất béo tốt, đạm,.. Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn chua cay, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…
– Uống đủ nước mỗi ngày.
– Hạn chế rượu bia và các thức uống có chứa chất kích thích như trà đặc, cà phê, nước có gas,…
– Ăn uống đúng giờ, đủ bữa, không bỏ bữa.
– Nên chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói trong thời gian dài.
– Ăn đồ ăn được nấu chín kỹ, hạn chế đồ sống và các đồ muối chua như cơm rượu, dưa muối, cà muối,…
Về chế độ sinh hoạt:
– Tránh stress.
– Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ.
– Vận động điều độ phù hợp giúp tăng cường thể lực và tốt cho quá trình tiêu hóa.
– Bỏ thuốc lá.
– Hạn chế tối đa các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau.
Về chế độ thăm khám
Mỗi người nên chủ động thăm khám sức khỏe nói chung và sức khỏe đường tiêu hóa nói riêng định kỳ 6 tháng/lần. Bên cạnh đó, thực hiện nội soi dạ dày – đại tràng cũng là cách tốt để tầm soát các bệnh lý đường tiêu hóa hiệu quả.
Điều trị loét dạ dày mang đến hiệu quả cao nhất khi được thực hiện càng sớm càng tốt. Mỗi người bệnh nên chủ động thăm khám sớm khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ về viêm loét dạ dày để kịp thời điều trị dứt điểm.