Hiện nay số lượng người có các dấu hiệu viêm ruột ngày càng gia tăng. Viêm ruột là một trong các bệnh lý khá phổ biến ở hệ tiêu hóa. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khác nhau ở mỗi người vì vậy để phát hiện bệnh mọi người cần được trang bị đầy đủ kiến thức.
Menu xem nhanh:
1. Viêm ruột là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu viêm ruột chúng ta cần biết viêm ruột là gì. Viêm ruột cũng được phân chia thành các loại khác nhau.
1.1 Khái niệm
Viêm ruột chỉ tình trạng xuất hiện tổn thương ở thành ruột do vi khuẩn và virus gây ra. Phần tổn thương, sưng viêm ở bất cứ đoạn nào trong hệ tiêu hóa sẽ phá vỡ chức năng của các cơ quan. Tình trạng này gây đau đớn và đe dọa tính mạng người bệnh. Trước đây khoảng 20 năm số lượng người mắc bệnh tương đối ít. Tuy nhiên những năm trở lại đây tỷ lệ người mắc bệnh gia tăng nhanh chóng. Hiện nay các bệnh viện trên toàn quốc tiếp nhận nhiều bệnh nhân tới điều trị nội trú và còn nhiều ca điều trị ngoại trú khác. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi tuy nhiên 2 độ tuổi thường mắc bệnh là thanh niên ( tuổi từ 17 tới 25) và độ tuổi từ 50 tới 60. Ở nhóm người thứ 2 bệnh thường không tiến triển quá nặng.
1.2 Phân loại bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột được chia thành 2 loại là: Viêm loét đại trực tràng và bệnh Crohn.
Bệnh viêm loét đại trực tràng chỉ liên quan đến đại tràng. Bệnh thường khởi phát ở trực tràng và tiến dần lên trên với tổn thương tương tự nối tiếp liên tục. Bệnh được giới hạn ở đại tràng. Trong khi triệu chứng ở người mắc bệnh Crohn có thể thay đổi rất nhiều thì triệu chứng đặc trưng nhất ở bệnh này là đi đại tiện ra máu.
Bệnh Crohn có sức ảnh hưởng đến bất cứ thành phần nào của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên bộ phận ảnh hưởng nhiều nhất là hồi tràng ( phần cuối của ruột non) và đầu đại tràng. Bệnh còn ảnh hưởng đến độ dày của thành ruột. Bệnh Crohn gây ra biến chứng như: Dính ruột, rò ruột, thủng ruột tái nhiễm nhiều lần.
2. Các nguyên nhân chính gây bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột được cho là chưa thể xác định nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên có một số yếu tố được xem là nguyên nhân khởi phát bệnh:
2.1 Yếu tố di truyền
Các bệnh ở hệ tiêu hóa nói chung và bệnh viêm ruột thường có xu hướng di truyền. Bạn sẽ có nguy cơ mắc nếu người thân từng có người bị viêm ruột. Có khoảng 5 – 20% người bị viêm ruột có người nhà đã từng mắc bệnh. Yếu tố rủi ro trong di truyền khác là: Nguy cơ mắc bệnh Crohn cao hơn bệnh viêm loét đại tràng.
2.2 Yếu tố môi trường
Ngoài yếu tố di truyền thì môi trường được xem là nguyên nhân khởi phát bệnh. Một số yếu tố ảnh hưởng của môi trường có thể nhắc tới là:
– Chế độ ăn: Ăn nhiều chất béo, thực phẩm tinh chế làm tăng nguy cơ mắc bệnh
– Chế độ ăn kiêng khắt khe, căng thẳng tâm lý cũng làm tăng nguy cơ
– Do đặc trưng khí hậu vì vậy người miền Bắc thường dễ mắc bệnh hơn
2.3 Do virus
Bệnh viêm ruột do các loại virus gây ra. Một số loại virus phổ biến là:
– Salmonella: Gây ra các bệnh thương hàn, ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng máu, viêm ruột,…Triệu chứng thường gặp là: Buồn nôn, tiêu chảy,…
– E. coli: Chúng thường sinh sống trong đường ruột. Tuy nhiên chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi chúng mới tiết ra độc tố gây hại cho đường ruột. Dấu hiệu là: Sốt, đau bụng, đi ngoài ra máu, suy thận.
– Staphylococcus aureus: Vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Triệu chứng điểm hình là các ổ áp xe chứa mủ. Vi khuẩn tấn công cơ thể gây viêm phổi, nhiễm khuẩn máu.
– Shigella: Vi khuẩn gây bệnh lỵ ảnh hưởng tới đường ruột. Đây là loại vi khuẩn được cho là tác nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy trên toàn thế giới. Một số trường hợp bị bệnh nặng có thể dẫn tới tử vong.
2.4 Bất thường trong hệ thống miễn dịch
Thông thường hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ tấn công những vi khuẩn xấu. Tuy nhiên đôi khi chúng không hoạt động đúng chức năng mà lại tấn công ngược các tế bào bảo vệ đường ruột. Điều này dẫn tới tình trạng viêm loét ruột.
3. Dấu hiệu viêm ruột dễ nhận biết
Các dấu hiệu khi mắc bệnh ở hệ tiêu hóa khá giống nhau vì vậy rất dễ nhầm lẫn. Mọi người cần có những hiểu biết nhất định về dấu hiệu viêm ruột để giúp xác định và phát hiện bệnh sớm.
3.1 Đau bụng là dấu hiệu viêm ruột phổ biến nhất
Đau bụng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm ruột. Người bệnh sẽ xuất hiện kèm tiêu chảy có lẫn máu. Cơn đau bụng xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ tới đau dữ dội. Người bệnh đi ngoài nhiều lần trong ngày dẫn tới mất nước, tim đập nhanh, tụt huyết áp. Trường hợp trong phân có máu có thể dẫn tới mất máu.
3.2 Tiêu chảy hoặc táo bón là dấu hiệu viêm ruột
Tiêu chảy là biểu hiện đặc trưng khi mắc bệnh viêm ruột. Tuy nhiên đôi khi có những trường hợp bị bệnh táo bón. Tình trạng này xảy ra do tắc nghẽn một phần nào đó của ruột.
3.3 Sốt, chán ăn
Ruột bị viêm có thể gây sốt. Mức độ sốt sẽ tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm. Người bệnh có thể sử dụng các biện pháp hạ sốt tạm thời sau đó nên tới bệnh viện để được thăm khám. Người bệnh cũng thường cảm thấy đắng miệng, chán ăn. Tình trạng này kéo dài dẫn tới sụt cân nặng do cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
3.4 Phân có lẫn máu và chất nhầy
Ruột bị viêm nhiễm nặng có thể dẫn tới loét gây chảy máu. Đồng thời ở trực tràng cũng tăng tiết chất nhầy. Vì vậy khi quan sát kỹ phân của người mắc bệnh sẽ thấy có lẫn nhầy và máu.
Ngoài các dấu hiệu đặc trưng kể trên thì một số người bệnh còn bệnh còn bị viêm xương khớp, viêm mắt, mắt các bệnh rối loạn về da.
4. Những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh viêm ruột
Các dấu hiệu viêm ruột chỉ là yếu tố lâm sàng giúp phát hiện bệnh sớm. Để xác định chính xác bệnh lý mắc phải bạn cần tới bệnh viện để được thăm khám.
– Xét nghiệm máu và cấy phân: Phương pháp nuôi cấy phân giúp bác sĩ tìm được chính xác loại vi khuẩn người bệnh bị nhiễm.
– Nội soi đại đại tràng, tá tràng và các bộ phận có liên quan: Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát rõ tình trạng bên trong ruột. Đồng thời nội soi còn giúp lấy mẫu sinh thiết để tầm soát ung thư sớm
– Chụp X-quang, chụp CT hoặc MRI để quan sát mức độ và vị trí viêm loét bên trong ruột
5. Cách điều trị bệnh viêm ruột
Hiện nay bệnh viêm ruột chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phương pháp điều trị chủ yếu làm giảm triệu chứng và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng.
Trường hợp người bệnh bị tiêu chảy, cơ thể mất nước trầm trọng thì cần bổ sung nước và điện giải. Bệnh nhân bị tiêu chảy cấp sẽ truyền dịch theo đường tĩnh mạch, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và nhập viện.
Tùy theo tình trạng và giai đoạn mắc bệnh mà mỗi bệnh nhân sẽ điều trị bằng loại thuốc khác nhau. Người bị viêm nhẹ có thể điều trị ngoại trú. Trường hợp bệnh nặng bệnh nhân cần nhập viện. Viêm ruột là bệnh dễ tái phát vì vậy người bệnh cần hoàn toàn tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ.
6. Phương pháp phòng ngừa bệnh
Viêm ruột là bệnh dễ mắc phải và cũng dễ tái nhiễm nhiều lần chính vì vậy mọi người cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
– Luôn nhớ rửa tay với nước sạch và xà phòng trong và sau khi nấu ăn.
– Chỉ uống nước đã đun sôi, không uống các nguồn nước chưa được lọc như nước suối, nước giếng
– Bạn nên lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng. Thức ăn cần được nấu chín
– Hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, thuốc lá
Mong rằng qua bài viết bạn đã có thêm kiến thức về dấu hiệu viêm ruột cũng như nguyên nhân và cách điều trị bệnh. Sau khi đã khỏi bệnh mọi người cũng nên có thói quen tầm soát đường tiêu hóa định kỳ để nhằm phát hiện sớm các nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm.