Đau đại tràng ngang là gì? Những thông tin cần biết

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Đau đại tràng ngang là một biểu hiện của bệnh viêm đại tràng ngang. Tình trạng viêm không diễn ra ở toàn bộ cơ quan đại tràng mà chỉ ở phần nằm ngang. Vậy cơn đau này có nguy hiểm không, xử lý ra sao. Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Cơn đau đại tràng ngang

Đại tràng còn được gọi với cái tên khác đó ruột già, là một bộ phận nằm gần cuối của hệ thống tiêu hóa. Theo từng vị trí, đại tràng có phần đại tràng lên, đại tràng xuống và đại tràng ngang.

Đại tràng ngang là đoạn nằm ngang, kéo dài từ phía đại tràng góc gan, qua ổ bụng đến đại tràng ở góc lách. Độ dài của đại tràng ngang từ 45 – 55 cm, là phần nằm giữa tiếp nối 2 đoạn đại tràng lên và xuống.

Đại tràng là bộ phận quan trọng thuộc hệ thống đường ruột. Chức năng của bộ  phận này là chứa chất cặn bã của quá trình tiêu hóa thức ăn. Chất cặn bã được chuyển từ ruột non xuống, tái hấp thu nước cùng với một số chất dinh dưỡng khác. Tại đây cũng đóng khuẩn chất thải và kích thích quá trình đào thải ra ngoài, do đó dễ dẫn đến viêm nhiễm và những cơn đau do hiện tượng viêm nhiễm gây nên.

Cơn đau đại tràng ngang là một dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng, diễn ra với nhiều biểu hiện khác nhau. Tình trạng cơn đau sẽ chỉ xảy ra ở phần đại tràng ngang (kết tràng ngang) chứ không phải xảy ra ở toàn bộ đại tràng.

Đau đại tràng ngang diễn ra ở phần đại tràng nằm ngang

Đại tràng là bộ phần liền với ruột non, phân chia thành 3 loại theo vị trí cụ thể

2. Nguyên nhân của cơn đau đại tràng ngang

Có nhiều yếu tố gây nên viêm đại tràng ngang và cơn đau kéo dài qua ngày. Người bệnh cần thăm khám để được bác sĩ đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân gây bệnh và có phương án khắc phục. Một số nguyên nhân gây cơn đau viêm đại tràng ngang bao gồm:

– Nhiễm khuẩn làm tổn thương đại tràng bao gồm các loại như: Campylobacter, E.coli,…

– Tác động của biến chứng viêm ruột thành

– Khi người bệnh bị stress, căng thẳng thần kinh dẫn đến ruột kích thích gây cơn đau đột ngột. Nếu kéo dài gây nên viêm đại tràng ngang.

– Do có phản ứng dị ứng với thức ăn

– Bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ ở bộ phận đại tràng cũng có thể là nguyên nhân gây đau và viêm đại tràng

– Thói quen sinh hoạt không điều độ sẽ tác động đến hệ tiêu hóa. Lâu dần sẽ gây viêm đại tràng

Có nhiều nguyên nhan gây nên cơn đau đại tràng

Có nhiều nguyên nhan gây nên cơn đau đại tràng

3. Mức độ nguy hiểm của cơn đau đại tràng

Cơn đau đại tràng nếu không thường xuyên xuất hiện thì mức đô nguy hiểm đang thấp. Tuy nhiên, không nên chủ quan trước những cơn đau nhói ở vùng bụng, nếu tần suất lặp lại nhiều lần cần thăm khám ngay. Ngoài cơn đau, người bệnh cũng gặp những triệu chứng khác như uể oải, mệt mỏi, ăn không ngon, đầy hơi, khó tiêu, sốt do tiêu chảy, người gầy gò… Nếu gặp những triệu chứng trên mà không được quan tâm chữa trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Chảy máu ồ ạt: Khi cơn đau kéo dài, lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm nặng. Nếu người bệnh thường xuyên dùng rượu bia, ăn uống không đúng cách và không chịu điều trị, sẽ dẫn đến chảy máu tươi ồ ạt. Trường hợp này cần cấp cứu nếu không sẽ rất nguy hiểm.

– Đại tràng bị thủng: Đây là hậu quả của việc điều trị bằng kháng sinh trường kỳ và không đúng cách. Khi đó lợi khuẩn đường ruột sẽ bị tiêu diệt, lông nhưng trơ trọi. Vết viêm nhiễm sẽ ăn sâu vào đại tràng, bào mòn thành đại tràng và dẫn đến thủng đại tràng.

– Đại tràng bị giãn cấp tính: Cơn đau viêm đại tràng ngang lâu ngày có thể gây nên biến chứng giãn đại tràng. Khi  đó, chức năng tiêu hóa giảm nghiêm trọng, nguy cơ bị loét và thủng.

Ung thư đại tràng: Biến chứng này tuy hiếm gặp hơn đồng thời cũng rất nguy hiểm. Các khối u ác tính có thể được hình thành do đại tràng ngang bị viêm loét kéo dài, tái phát làm các biểu mô lớp niêm mạc bị rối loạn.

4. Cách điều trị

Điều trị cơn đau viêm đại tràng ngang ngoại trừ khắc phục triệu chứng và tìm đúng nguyên nhân để loại bỏ, cần sử dụng đúng cách. 2 phương pháp thường được áp dụng đối với cơn đau đại tràng nằm ngang đó là thuốc và phẫu thuật.

4.1. Điều trị cơn đau đại tràng ngang bằng thuốc

Thuốc được chỉ định trong trường hợp cơn đau chưa nghiêm trọng, tình trạng viêm còn nhẹ. Mục đích đó là làm giảm cơn đau gây ra do viêm đại tràng ngang. Chỉ định dùng thuốc bao gồm:

– Kháng sinh, kháng viêm: Áp dụng cho trường hợp cơn đau do các loại vi khuẩn, vi trùng gây ra.

– Thuốc cầm tiêu chảy: Nếu gặp cơn đau bụng kèm các triệu chứng tiêu hóa tiêu chảy thì cần được kê men tiêu hóa hoặc thuốc cầm tiêu chảy để ngăn chặn.

– Một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống đầy hơi… cũng được kê tùy vào trường hợp cụ thể.

Đau đài tràng ngang giai đoạn nhẹ thường dùng thuốc điều trị

Đau đài tràng ngang giai đoạn nhẹ thường dùng thuốc điều trị

4.2. Điều trị cơn đau đại tràng ngang bằng phẫu thuật

Khi cơn đau nghiêm trọng, tình hình viêm nhiễm ở cấp độ cao có nguy cơ gây biến chứng thì cần được phẫu thuật để điều trị.

Phẫu thuật sẽ loại bỏ phần đại tràng bị tổn thương nặng nề do viêm để hạn chế tổn hại và lây lan sang các phần khác.

Các trường hợp được chỉ định phẫu thuật thường là do nguyên nhân thiếu máu cấp độ nặng và viêm ruột.

Như vậy, bạn đọc đã nắm được thông tin về cơn đau đại tràng ngang và cách xử trí hiệu quả. Nếu gặp những vấn đề bất thường hay cơn đau vùng bụng, cần thăm khám ngay để phát hiện các bệnh lý và được chỉ định cách điều trị hiệu quả nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital