Đau dạ dày gây buồn nôn: Nguyên nhân và cách xử lý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Lê Xuân Thắng

Trưởng Đơn vị Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa

Đau dạ dày gây buồn nôn là một hiện tượng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, đồng thời gây nhiều phiền toái đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và các phương pháp điều trị ra sao cùng đón xem bài viết dưới đây nhé.

1. Đau dạ dày gây buồn nôn là bệnh gì?

Đau dạ dày gây buồn nôn là tình trạng người bệnh bị đau bụng vùng thượng vị âm ỉ hoặc đau quặn bụng thành từng cơn. Đi kèm với đó là cảm giác buồn nôn, nôn.

Đau dạ dày gây buồn nôn

Đau dạ dày gây buồn nôn là tình trạng đau bụng vùng thượng vị âm ỉ kèm với đó là cảm giác buồn nôn, nôn.

2. Nguyên nhân đau dạ dày gây buồn nôn

Dưới đây là một nguyên nhân phổ biến thường gặp ở căn bệnh này.

2.1. Viêm loét dạ dày – tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng xuất hiện khi dạ dày bị tổn thương nặng, các vết loét, sưng do ăn uống hoặc thói quen sinh hoạt không lành mạnh gây nên. Dấu hiệu của bệnh này là các cơn đau dạ dày dữ dội khiến dạ dày co bóp mạnh hơn, từ đó tạo cảm giác buồn nôn và nôn do chức năng dạ dày lúc này đã bị suy yếu.

2.2. Trào ngược dạ dày thực quản

Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau dạ dày buồn nôn mà nhiều người gặp phải.

Trào ngược dạ dày thực quản được hiểu là hiện tượng axit và thức ăn trào ngược lên thực quản. Từ đó gây các triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ nóng, nóng rát ở cổ họng, đau tức dạ dày…

2.3. Nhiễm vi khuẩn HP có thể gây đau dạ dày buồn nôn

Vi khuẩn HP là một xoắn khuẩn gram âm tồn tại, phát triển trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Khi dạ dày bị nhiễm loại vi khuẩn này sẽ bị kích thích và gây tăng tiết acid. Đây chính là nguyên nhân làm xuất hiện các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày… mà dấu hiệu điển hình là đau dạ dày buồn nôn mệt mỏi.

2.4. Tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không Steroid thường được sử dụng cho người bệnh mắc chứng viêm loét dạ dày tiến triển.

Do đó, khi sử dụng thuốc sẽ khiến dạ dày mất lớp bảo vệ và bị tác động dẫn đến tăng tiết acid. Từ đó gây ra các triệu chứng như đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, khó chịu.

2.5. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích thường xảy ra khi đại tràng bị rối loạn chức năng và gây ra các hiện tượng đau, buồn nôn, khó chịu cho người bệnh. Hiện nay nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích là do chế độ ăn uống không điều độ, tình trạng rối loạn nội tiết có liên quan mật thiết đến bệnh này.

Đau dạ dày gây buồn nôn

Hội chứng ruột kích thích thường gây ra các hiện tượng đau, buồn nôn, khó chịu cho người bệnh

2.6. Rối loạn tiêu hóa có thể gây đau dạ dày buồn nôn

Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra do ăn uống không khoa học, sử dụng quá nhiều bia rượu hoặc thuốc kháng sinh kéo dài. Đau dạ dày, buồn nôn, đi ngoài, nôn mửa, bụng đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón… là những dấu hiệu thường gặp ở người bị rối loạn tiêu hóa.

2.7. Căng thẳng, stress kéo dài

Stress kéo dài khiến lượng máu tuần hoàn đến các cơ quan trong cơ thể bị kém đi, chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày cũng hoạt động kém hơn. Từ đó gây ra các dấu hiệu khó chịu cho người bệnh như đầy hơi, khó tiêu, đau thượng vị, buồn nôn, nôn… Đối với những trường hợp đã hoặc đang mắc bệnh dạ dày, các triệu chứng vừa nêu sẽ xảy ra thường xuyên với mức độ nghiêm trọng hơn.

Đau dạ dày gây buồn nôn

Stress kéo dài khiến chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày cũng hoạt động kém hơn

3. Đau dạ dày buồn nôn có nguy hiểm không?

Đa phần triệu chứng đau dạ dày gây buồn nôn không gây nguy hiểm nhưng chúng gây khó chịu và có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân nào đó không tốt cho sức khỏe người bệnh. Hơn nữa, với một số trường hợp, đau dạ dày gây buồn nôn có thể xuất phát từ các bệnh nguy hiểm như ung thư dạ dày, nhiễm HP, dị ứng thực phẩm.

Do vậy nếu tình trạng đau kéo dài, lặp đi lặp lại, cơn đau ngày càng trở nên dữ dội hơn, người bệnh nên thăm khám và điều trị triệt để tại các y tế nhằm tránh các biến chứng có thể xảy ra.

4. Cách giúp giảm đau dạ dày buồn nôn

Quan trọng nhất khi điều trị là bạn phải xác định được nguyên nhân gây ra bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp. Đồng thời, người bệnh nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống khoa học sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Ngoài ra, bạn có thể giảm đau dạ dày buồn nôn tại nhà bằng một vài phương pháp đơn giản để cảm thấy dễ chịu hơn.

4.1. Chủ động khám chữa bệnh

Đau dạ dày buồn nôn là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm để biết rõ nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp. Trong trường hợp đau dạ dày gây buồn nôn do căng thẳng, mang thai hay do tác dụng phụ của thuốc, người bệnh hãy đến để các bác sĩ có thể điều chỉnh lại liều lượng thuốc hoặc đưa ra lời khuyên cho bạn.

4.2. Áp dụng một số phương pháp giảm đau đơn giản tại nhà

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp giảm đau dạ dày và triệu chứng buồn nôn đơn giản dưới đây.

– Uống chút nước muối ấm: Uống nước muối loãng sẽ giúp nồng độ axit trong dạ dày giảm bớt đi.

– Uống trà gừng: Gừng có tác dụng rất tốt trong việc giảm buồn nôn, đồng thời tính ấm của gừng sẽ làm dịu cơn đau dạ dày.

– Nhai lá bạc hà: Rửa sạch lá bạc hà, nhai nuốt nước và bỏ bã đi. Tinh dầu trong lá bạc hà sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn và có tác dụng sát trùng, xoa dịu cơn đau dạ dày.

Đau dạ dày gây buồn nôn

Gừng có tác dụng rất tốt trong việc giảm buồn nôn, đồng thời tính ấm của gừng sẽ làm dịu cơn đau dạ dày.

Hy vọng các phương pháp xử lý khi bị đau dạ dày buồn nôn trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những triệu chứng khó chịu.Trên đây là các thông tin về tình trạng đau dạ dày gây buồn nôn. Hy vọng với các phương pháp xử lý trên đây sẽ giúp bạn sớm điều trị khỏi bệnh. Bên cạnh đó, để tránh phải chịu đựng cảm giác khó chịu này thì bạn nên xây dựng lại chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital