Menu xem nhanh:
1. Đau bụng bên trái dưới xương sườn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý
Vùng bụng trái dưới xương sườn có chứa nhiều cơ quan như đại tràng, bàng quang, buồng trứng ở nữ, niệu quản trái, do đó khi có dấu hiệu rất có thể bạn đã mắc phải một số căn bệnh liên quan đến các cơ quan trên. Đau bụng bên trái dưới xương sườn có thể là biểu hiện của các bệnh lý sau:
1.1. Tắc ruột
Là tình trạng ống tiêu hóa chuyển động chậm, làm cho quá trình vận chuyển thức ăn qua ruột bị ùn ứ, ngưng trệ, không đi được tiếp xuống phần ruột tiếp theo hoặc đi chậm. Tắc ruột khiến người bệnh đau bụng dưới bên trái xương sườn kèm theo cảm giác đầy hơi, chướng, buồn nôn, không đại tiện được,…
1.2. Táo bón
Táo bón thường gây cảm giác đau ở phía bên trái cạnh sườn.
1.3. Rối loạn tiêu hóa
Tình trạng này thường xảy ra do thức ăn nhiễm khuẩn nhưng chưa đến mức độ ngộ độc. Tình trạng này khiến người bệnh đau bụng bên trái cạnh sườn hoặc phía dưới xương sườn sau khi ăn hoặc khi đi ngoài.
1.4. Phình động mạch chủ
Những người bị phình động mạch chủ thường có những triệu chứng như đau bụng bên trái cạnh sườn, khó thở, khó nuốt, nhợt nhạt, lạnh run, da tái xanh…
1.5. Hội chứng ruột kích thích
Bệnh này thường làm cho bệnh nhân gia tăng nhu động ruột sau bữa ăn. Người bệnh có triệu chứng mệt mỏi, đau nhẹ sau khi ăn, đại tiện và những cơn đau thường tập trung ở phía bên trái dưới sườn…
1.6. Đau bụng bên trái dưới xương sườn ở nam giới
Đây có thể là biểu hiện của bệnh: Thoát bị bẹn, viêm bàng quang, viêm tiết niệu và viêm loét trực tràng, viêm túi thừa…
1.7. Đau bụng bên trái dưới xương sườn ở nữ giới
Có thể do u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, nang buồng trứng, viêm vùng chậu hoặc mang thai ngoài tử cung.
2. Cách xử trí đau bụng bên trái dưới xương sườn
Đây được coi là dấu hiệu của rất nhiều bệnh, nên khi đau bụng chưa rõ nguyên nhân cần lưu ý những điều sau:
- Tránh hoạt động mạnh, nên nằm im, nghỉ ngơi hoặc có thể xoa bụng, chườm nóng để giảm bớt cơn đau.
- Uống đủ nước để đảm bảo cơ thể không bị thiếu nước gây ảnh hưởng tới chức năng của nhiều bộ phận trong cơ thể, trường hợp đang điều trị một số bệnh lý khác yêu cầu đòi hỏi hạn chế lượng nước thì cần xin ý kiến của bác sĩ.
- Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đủ dinh dưỡng, vitamin… với những người đau bụng do táo bón thì có thể bổ sung thêm nhiều rau xanh, củ quả, những chất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Tạm thời không cho người bệnh uống thuốc, không tự ý dùng thuốc hay dùng thuốc theo sự mách bảo của những người không phải thầy thuốc.
- Cần đưa bệnh nhân đi khám ở các cơ sở y tế để tiến hành các xét nghiệm cần thiết (siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…) nhằm phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về triệu chứng.