Đau dạ dày đau bên nào? – Góc giải đáp

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Đau dạ dày đau bên nào là câu hỏi rất nhiều muốn tìm lời giải đáp. Hiện nay, tình trạng đau dạ dày rất phổ biến nhưng có thể lẫn lộn với các bệnh khác. Cần nắm được đau dạ dày bên nào và các dấu hiệu đau dạ dày. Từ đó giúp người bệnh chủ động trong việc điều trị và hạn chế bệnh diễn tiến nặng hơn.

1. Giải đáp đau dạ dày đau bên nào?

Trên vùng bụng, cơn đau dạ dày thường xuất hiện ở vùng thượng vị, bụng giữa và phía bên trái bụng. Cụ thể:

1.1. Đau dạ dày đau bên nào – Thường là vùng thượng vị

Thượng vị là vùng trên rốn và dưới xương ức. Những cơn đau dạ dày xuất hiện  ở đây thường lan rộng ra ngực và cả lưng. Người bệnh gặp những cơn đau âm ỉ kéo dài nhiều giờ, đôi khi còn kèm triệu chứng tức ngực. Người bệnh khi gặp cơn đau dạ dày như vậy cần có chế độ dinh dưỡng dễ tiêu hóa. Tuyệt đối không ăn đồ cay nóng sẽ làm cơn đau thêm nặng nề.

1.2. Đau bụng phía bên trái và giữa bụng

Người bệnh bị đau khi đói bụng, cơn đau đi kèm triệu chứng nóng bụng. Cơn đau ở bên trái và có khi quặn thắt khi chưa ăn. Sau khi ăn xong, cơn đau có thể giảm dần. Tuy nhiên, cơn đau chưa chấm dứt hẳn mà vẫn âm ỉ. Thay vì nóng bụng, người đau dạ dày sẽ thấy tức bụng, đầy hơi, khó chịu. Khi gặp cơn đau như thế này vài lần, người bệnh cần chú ý không dùng trà đặc, các chất kích thích hay các chất khó tiêu khác.

Cơn đau dạ dày có thể khiến người bệnh bị đau vùng giữa bụng. Cơn đau sẽ quanh rốn và lan rộng ra cả vùng bên phải. Bụng vừa đau vừa buồn nôn, ợ chua. Đôi khi cơn đau quặn thắt, đôi khi lại âm ỉ. Tuy nhiên, vùng giữa bụng tập trung nhiều cơ quan nội tạng nhất. Do đó, dấu hiệu đau dạ dày có thể là triệu chứng của bệnh khác. Nếu cơn đau kéo dài nhiều giờ cần đi khám ngay để xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị sớm.

Đau dạ dày đau bên nào thường là thượng vị

Cơn đau dạ dày thường gặp ở vùng thượng vị cùng các triệu chứng nôn, buồn nôn…

2. Làm gì khi gặp cơn đau dạ dày?

Các cơn đau dạ dày nếu ở trạng thái viêm nhẹ thường không cần can thiệp điều trị từ bác sĩ. Bệnh nhân chỉ cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ… sẽ hạn chế được triệu chứng. Từ đó cơn đau gần như không xuất hiện. Tuy nhiên để xác định tình trạng cụ thể, người bệnh cần đến thăm khám và nhận sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Một số dấu hiệu bệnh dạ dày cần thăm khám ngay trong vòng 24h, đó là:

– Đau bụng kèm triệu chứng nôn kéo dài nhiều giờ

– Đau bụng kèm sốt

– Sau khi gặp chấn thương, chẳng hạn bị chấn thương vùng bụng chỗ dạ dày mà cảm giác đau không giảm

Những trường hợp cần được cấp cứu kịp thời đó là:

– Bên phải bụng, ở vùng trên xuất hiện cơn đau dữ dội, không có dấu hiệu giảm bớt

– Đau bụng không chịu nổi, cường độ quá lớn

– Đau bụng dạ dày kèm phân có màu nhạt, có khi là màu trắng

– Phụ nữ mang thai gặp cơn đau dạ dày dai dẳng

– Đau dạ dày kèm mất nước nghiêm trọng, môi khô nứt nẻ, chóng mặt…

– Trẻ em vừa đau bụng vừa nôn, sốt kéo dài

Đau dạ dày đau bên nào có chữa khỏi

Đau dạ dày cần nhập viện nếu cơn đau kéo dài kèm sốt cao, nôn mửa

2.1. Điều trị cơn đau dạ dày bằng thuốc

Có nhiều nhóm thuốc được kê cho người đau dạ dày dựa vào nguyên nhân của cơn đau. Người bệnh tốt nhất cần thăm khám để được tư vấn đơn thuốc phù hợp. Dưới đây là một số nhóm thuốc điều trị phổ biến:

– Thuốc có thành phần simethicon để điều trị các cơn đau dạ dày do đầy hơi chướng bụng.

– Thuốc trung hòa axit, giảm tiết axit được kê trong trường hợp: Người bệnh gặp cơn đau dạ dày ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày.

– Thuốc nhuận tràng, chất làm mềm phân dành cho những thường hợp người bệnh bị táo bón

– Thuốc với thành phần chứa loperamid… áp dụng trong các trường hợp người bệnh đau dạ dày tiêu chảy.

Một số loại thuốc có thể tốt với người này, chưa chắc hữu ích với người khác bởi biểu hiện cơn đau dạ dày vô cùng đa dạng. Người bệnh cần cân nhắc và tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc để việc điều trị được hiệu quả.

2.2. Giải pháp hạn chế cơn đau dạ dày tại nhà

Khi bất chợt gặp cơn đau dạ dày tại nhà, người bệnh nên nằm với tư thế thoải mái. Sử dụng túi chườm nhiệt ấm để đặt lên chỗ bị đau làm dịu cơn đau. Có thể dùng thêm trà hoa cúc, trà bạc hà để xoa dịu. Bổ sung nước cho cơ thể để tránh mất nước khi đau dạ dày.

Trong cuộc sống hằng ngày, cần lưu ý:

– Có thể ăn nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính để giảm áp lực cho dạ dày

– Ăn chậm, nhai kỹ và sử dụng thực phẩm có lợi cho tiêu hóa

– Không ăn đồ ăn nhanh, đặc biệt kiêng chua cay

– Luyện tập thể thao điều độ

– Giảm áp lực cuộc sống, để cho tinh thần thư giãn, nghỉ ngơi

Đau dạ dày đau bên nào - kiêng cay

Người đau dạ dày cần kiêng cay nóng, ăn đồ mềm, dễ tiêu hóa

Hi vọng, các thông tin trong bài viết đã cho bạn lời giải đáp đầy đủ cho câu hỏi: “Đau dạ dày đau bên nào?”. Hiện nay, hầu như người trưởng thành ai cũng một lần bị đau dạ dày do thói quen sinh hoạt và ăn uống. Do đó, cần xây dựng chế độ rèn luyện, nghỉ ngơi và dinh dưỡng lành mạnh để hạn chế các cơn đau dạ dày hiệu quả nhất. Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, nên thăm khám và nội soi dạ dày để xác định tình trạng và điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital