Đặc điểm của sốt xuất huyết, cách điều trị và phòng bệnh

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Hằng

Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

Sốt xuất huyết là bệnh lý phổ biến xảy ra quanh năm nhưng thường gia tăng số lượng người mắc bệnh và mùa mưa, và có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Vậy đâu là những đặc điểm của sốt xuất huyết, cách điều trị và phòng tránh căn bệnh này là gì, hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Những đặc điểm cần lưu ý của bệnh sốt xuất huyết

1.1 Đặc điểm gây bệnh của virus sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Dengue thông qua vết muỗi Aedes đốt. Virus lây bệnh sẽ đi vào máu và tấn công hệ miễn dịch của cơ thể hay còn gọi là ủ bệnh, cho đến khi không có kháng thể kiểm soát được virus Dengue, chúng sẽ phát bệnh và bắt đầu hình thành nên các triệu chứng điển hình của sốt xuất huyết.

Virus Dengue lây truyền qua muỗi đốt đó là loại muỗi cái Aedes aegypti. Muỗi bị nhiễm bệnh khi hút máu người mắc bệnh hoặc nhiễm virus Dengue. Sau khoảng 7 ngày, muỗi mang mầm bệnh có thể lây truyền virus này khi đốt người khác, và chúng không chỉ lây truyền cho 1 người mà thậm chí là nhiều người trong suốt vòng đời còn lại của nó.

Muỗi Aedes aegypti có khả năng đốt nhiều lần trong ngày và đốt nhiều người trong giai đoạn kiến ăn, do đó có thể thấy đây chính cơ chế khiến muỗi Aedes aegypti trở thành vật chủ trung gian gây bệnh và bùng dịch rất cao.

Sốt xuất huyết thường xảy ra ở các nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt ở nước ta bệnh sẽ thường bùng phát thành dịch lớn có nhiều người mắc bệnh vào mùa mưa, chủ yếu là các tháng 7, 8, 9, 10.

Đặc điểm của sốt xuất huyết, cách điều trị và phòng bệnh

Sốt xuất huyết gây phát ban và ngứa ngáy khó chịu là một đặc điểm sốt xuất huyết

1.2 Đặc điểm của muỗi lây truyền bệnh sốt xuất huyết

Muỗi Aedes là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, trong đó loại muỗi cái Aedes aegypti là vật thể trung gian truyền bệnh chủ yếu. Loại muỗi này có những đặc điểm như:

– Muỗi có màu đen, thân và chân có các đốm trắng, được gọi là muỗi vằn

– Muỗi có kích thước nhỏ, dài khoảng 4-7mm

– Muỗi vằn đốt, hút máu và truyền virus Dengue ở ban ngày, ban đêm nhưng chúng thường hoạt động mạnh mẽ nhất vào sáng sớm và chiều tối (vài giờ trước khi mặt trời lặn).

– Muỗi thường sống và trú ngụ tại nơi con người sinh sống, chủ yếu trong các xó tối.

– Muỗi đẻ trứng ở các thùng, lu, vại nước bên trong nhà và các khu vực xung quanh nơi ở như thùng, xô chậu, bình, lốp hỏng chứa nước đọng. Trứng muỗi có thể chịu được điều kiện sống thô và sống trong nhiều tháng, và nở khi gặp nước.

Đặc điểm của sốt xuất huyết, cách điều trị và phòng bệnh

Hình ảnh muỗi lây truyền virus gây sốt xuất huyết Dengue

1.3 Đặc điểm sinh lý của bệnh

Sốt xuất huyết Dengue gây ra bởi một trong 4 dạng huyết thanh virus được ký hiệu là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Bệnh nhân nhiễm một loại virus này sẽ được tạo miễn dịch với chủng loại virus đó. Do vậy đặc điểm của sốt xuất huyết là bạn có thể mắc bệnh nhiều lần trong đời do mắc các loại huyết thanh khác nhau.

1.4 Đặc điểm của các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Hầu hết những người mắc bệnh sốt xuất huyết đều có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng và sẽ khỏi bệnh sau 1–2 tuần. Có ít trường hợp sốt xuất huyết ở thể nặng dẫn đến tử vong.

Nếu các triệu chứng xuất hiện, chúng thường bắt đầu từ 4–10 ngày sau khi ủ bệnh và kéo dài trong 2–7 ngày. Những đặc điểm của sốt xuất huyết thể hiện qua triệu chứng điển hình bao gồm:

– Sốt cao (40°C/104°F) đi kèm với ít nhất hai trong số các triệu chứng:

– Đau đầu dữ dội, đau hốc mắt, đau cơ và khớp

– Buồn nôn, nôn mửa

– Nổi hạch, sưng hạch

– Phát ban

Những người bị nhiễm sốt xuất huyết lần thứ hai có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng hơn.

Các triệu chứng sốt xuất huyết nặng thường xuất hiện sau khi hết sốt:

Đau bụng nặng

– Nôn mửa dai dẳng

– Thở nhanh, bồn chồn, mệt mỏi, cảm thấy cơ thể yếu, da nhợt nhạt và lạnh

– Chảy máu nướu răng hoặc mũi, máu trong chất nôn hoặc phân

Những người có các triệu chứng nghiêm trọng này có thể là đặc điểm sốt xuất huyết nặng đang cảnh báo bạn, do đó hãy nên nhanh chóng đến bệnh viện để được theo dõi, chăm sóc ngay lập tức.

2. Điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, an toàn

Hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị vào được bào chế riêng cho bệnh sốt xuất huyết. Vậy nên khi phát hiện những dấu hiệu hoặc biểu hiện nghi ngờ bệnh, bạn nên nhanh chóng đi thăm khám tại các địa chỉ y tế uy tín để được tư vấn, hướng dẫn chăm sóc và điều trị.

Dựa vào các tình trạng sốt xuất huyết thể nhẹ hay nặng, cùng các yếu tố liên quan như người bệnh là trẻ em, phụ nữ có thai hay người gia, nhà quá xa các cơ sở y tế, người có các bệnh mạn tính đi kèm… bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện điều trị hoặc hướng dẫn bệnh nhân điều trị tại nhà và thực hiện theo dõi khám theo lịch trình của bác sĩ.

Mục đích điều trị bệnh sốt xuất huyết hiện nay chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc paracetamol để hạ sốt và giảm đau khớp, cơ,  tuy nhiên lưu ý không sử dụng aspirin hoặc ibuprofen bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Bên cạnh quá trình điều trị triệu chứng, bệnh nhân cũng sẽ được hướng dẫn cách để bổ sung năng lượng, dinh dưỡng vào cơ thể thúc đẩy quá trình phục hồi. Đồng thời hướng dẫn cách để tránh lây truyền sốt xuất huyết trong gia đình.

Đặc biệt lưu ý với bệnh nhân được chỉ định điều trị tại nhà cần tuân thủ hướng dẫn, kịp thời đến viện khi có những dấu hiệu sốt xuất huyết nặng. Bên cạnh đó, nên thực hiện tái khám theo đúng kế hoạch để bác sĩ kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán từ đó xác định chính xác bạn đã khỏi bệnh hay chưa.

Đặc điểm sốt xuất huyết, cách điều trị và phòng bệnh

Thực hiện những xét nghiệm kiểm tra theo lịch hẹn sẽ giúp bác sĩ xác định khỏi bệnh hoàn toàn hay chưa, từ đó có phương hướng điều trị, hoặc chăm sóc phục hồi đúng cách

3. Những điều nên làm để giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay chưa có vắc-xin đặc hiệu để phòng chống bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue lây truyền qua muỗi gây ra. Vì thế cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình là kiểm soát muỗi.

– Nên loại bỏ nơi sinh sản của muỗi đặc biệt là các vật dụng chứa nước, đọng nước lâu ngày trong nhà, và môi trường xung quanh.

– Đóng nắp, đậy kín và vệ sinh sạch sẽ định kỳ những dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt cần thiết.

– Sử dụng các thiết bị diệt muỗi, sản phẩm chống muỗi cho gia đình…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital