Có nên tầm soát sớm ung thư dạ dày hay không?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh lý ác tính phổ biến hiện nay, bệnh khá dễ di căn và có tỷ lệ tử vong cao. Trang bị kiến thức về ung thư dạ dày và tầm soát sớm định kỳ sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả ở giai đoạn sớm. Vậy tầm soát sớm ung thư dạ dày là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé.

1. Thế nào là tầm soát sớm ung thư dạ dày?

Tầm soát (sàng lọc) sớm ung thư dạ dày được hiểu là việc sử dụng một nhóm các thủ thuật và biện pháp để phát hiện sớm những tế bào ung thư dạ dày. Qua đó sẽ giúp con người có nhiều hy vọng hơn trong việc điều trị dứt điểm bệnh lý này.

Tầm soát ung thư được gọi là sớm khi tổ chức ung thư còn nhỏ và chưa di căn hay xâm lấn tới những cơ quan khác. Lúc này chúng ít có biểu hiện bên ngoài nên nếu phát hiện sớm thì khả năng điều trị khỏi lên tới 90%. Do đó tầm soát ung thư sớm có ý nghĩa quan trọng và cần được thực hiện định kỳ hàng năm.

Có nên tầm soát sớm ung thư dạ dày không?

Tầm soát (sàng lọc) sớm ung thư dạ dày là việc sử dụng một nhóm các thủ thuật và biện pháp để phát hiện sớm những tế bào ung thư dạ dày ác tính

Ung thư dạ dày thường không có biểu hiện rõ rệt, tuy nhiên nếu gặp những dấu hiệu này bạn nên tham gia tầm soát ung thư dạ dày để được chẩn đoán và kịp thời điều trị:

– Cảm giác khó chịu ở bụng.

– Mất cảm giác ngon miệng, khó nuốt khi ăn.

– Thường xuyên cảm thấy đầy bụng dù chỉ ăn rất ít thức ăn.

2. Tại sao nên tầm soát ung thư dạ dày?

Ung thư dạ dày là một bệnh lý nguy hiểm, xuất phát từ niêm mạc dạ dày và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Theo như thống kê của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), năm 2018 Việt Nam có 17.527 người mắc ung thư dạ dày trong đó 15.965 người đã tử vong. Với số liệu này, ung thư dạ dày đáng được con người chú ý và chủ động phòng tránh.

Sàng lọc ung thư dạ dày có thể phát hiện được bệnh lý ung thư dạ dày ngay cả khi không có triệu chứng nào. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ung thư dạ dày nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì khả năng sống thêm sau điều trị 5 năm là 80 – 90%. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn thì con số này chỉ còn 10 – 15%.

Ngoài ra, ung thư dạ dày thường không có biểu hiện rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý dạ dày khác như: Trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm loét thực quản,… Do đó, tầm soát ung thư dạ dày sẽ giúp phát hiện chính xác xem bạn có mắc ung thư dạ dày hay không và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp nếu mắc bệnh.

Tại sao nên sàng lọc ung thư dạ dày?

Sàng lọc ung thư dạ dày có thể phát hiện được bệnh lý ung thư ngay cả khi không có triệu chứng nào

3. Sàng lọc ung thư dạ dày thực hiện như thế nào?

3.1. Quy trình tầm soát sớm ung thư dạ dày

Quy trình tầm soát ung thư dạ dày thường diễn ra khá nhanh chóng, đơn giản và không gây đau đớn cho người bệnh. Thông thường, các quy trình tầm soát sẽ thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước đầu tiên của quy trình tầm soát ung thư dạ dày. Ở bước này các chuyên gia sẽ hỏi bạn những thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe bản thân và những người trong gia đình, tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng,… Bạn cần chuẩn bị trước những thông tin này để cung cấp cho bác sĩ.

Bước 2: Thực hiện một số xét nghiệm

Bên cạnh những xét nghiệm máu, nước tiểu,… thì khi tầm soát ung thư dạ dày người bệnh sẽ được xét nghiệm thêm một số xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư.

Bước 3: Thực hiện chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng

Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng là bước không thể thiếu khi tham gia sàng lọc ung thư dạ dày. Một số danh mục được áp dụng bao gồm: Siêu âm ổ bụng, chụp X-Quang, nội soi dạ dày,… Đây là những phương pháp giúp bác sĩ đánh giá tình trạng tổng quan nhất và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường trong dạ dày của người thăm khám.

Ngoài ra, sau khi thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh nếu thấy sự xuất hiện của polyp các bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết để xác định đó có phải khối u ác tính hay không. Từ đó đưa ra kết luận tình trạng của người thăm khám.

Quy trình sàng lọc sớm ung thư dạ dày

Nội soi là một trong những phương pháp giúp phát hiện ung thư dạ dày

3.2. Tầm soát sớm ung thư dạ dày cần lưu ý gì?

Khi tham gia tầm soát ung thư dạ dày bạn cần phải lưu ý những thông tin sau:

– Nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm máu.

– Trước khi nội soi dạ dày hãy nhịn uống ít nhất 6 tiếng để tránh ảnh hưởng tới khả năng quan sát của bác sĩ. Bên cạnh đó tuyệt đối không uống các loại nước có màu để tránh gây nhầm lẫn với các bệnh khác trong quá trình nội soi.

– Trước khi siêu âm hãy uống nhiều nước để bác sĩ quan sát được tốt nhất.

– Mặc đồ thoải mái để quá trình thăm khám được diễn ra tiện lợi nhất.

– Nên thăm khám vào buổi sáng để quá trình kết thúc trong ngày.

– Nên đặt lịch trước thông qua tổng đài của cơ sở y tế để được hỗ trợ tốt nhất cho quá trình thăm khám.

Ngoài ra, bạn đừng quên lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín để đảm bảo quá trình tầm soát ung thư sớm dạ dày được đảm bảo tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital