Cơ chế của que cấy tránh thai như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Trước khi thực hiện cấy que tránh thai, chị em phụ nữ cần phải quan tâm tới cơ chế của que cấy tránh thai để có thể đưa ra quyết định sử dụng sao cho phù hợp với sức khỏe cũng như mục đích, mong muốn của mình.

1. Tổng quan về biện pháp sử dụng que cấy tránh thai

1.1. Khái niệm biện pháp tránh thai sử dụng que cấy là như thế nào?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp giúp bảo vệ chị em phụ nữ khỏi khả năng mang thai ngoài ý muốn hiệu quả. Biện pháp này cũng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo là nên sử dụng. Lý do bởi biện pháp này được chứng minh là đem lại hiệu quả ngừa thai khá cao, có thể lên tới 99% tùy từng loại que cấy. Ngoài ra, que cấy tránh thai có thời gian sử dụng lâu dài, chị em sẽ không cần phải lo lắng tới chuyện thay mới chúng mỗi khi hết hạn sử dụng. Bên cạnh đó, biện pháp tránh thai bằng cách dùng que cấy cũng kín đáo và tế nhị, không làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ của phụ nữ cũng như cản trở quá trình quan hệ tình dục giữa nam giới và nữ giới.

cơ chế của que cấy tránh thai là gì

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp giúp bảo vệ chị em phụ nữ khỏi khả năng mang thai ngoài ý muốn hiệu quả

1.2. Cơ chế của que cấy tránh thai hoạt động ra sao?

Về mặt cơ bản, que cấy tránh thai là một dạng dụng cụ y tế chuyên dụng cho mục đích ngừa thai của phụ nữ. Que cấy được nghiên cứu và sản xuất dưới hình dạng một đoạn que nhỏ, ngắn có chất liệu bằng nhựa dẻo. Chiếc que này ở bên trong sẽ có chứa các chất hormone nội tiết tố. Khi que được cấy vào bên dưới lớp da của phần mặt trong cánh tay phụ nữ, các thành phần hormone trong que sẽ được phóng thích dần dần vào cơ thể và hình thành tác dụng tránh thai lâu dài.

Thông thường que tránh thai sẽ bắt đầu phát huy tác dụng bảo vệ phụ nữ khỏi khả năng mang thai ngoài ý muốn sau khoảng 1 vài ngày kể từ khi cấy xong. Trong quá trình ở bên trong cơ thể, que cấy tránh thai sẽ có tác dụng làm ức chế cũng như làm thay đổi khả năng rụng trứng của phụ nữ. Trứng rụng lúc này sẽ không theo chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Ngoài ra, que cấy tránh thai còn có thể làm ngăn chặn quá trình di chuyển và xâm nhập của tinh trùng. Trứng và tinh trùng không thể gặp nhau để phân bào và tạo thành phôi thai như bình thường.

Bên cạnh đó, que cấy tránh thai còn có khả năng làm thay đổi cấu tạo của phần niêm mạc bên trong tử cung phụ nữ. Phần niêm mạc chất nhầy sẽ ngày càng đặc lại, khiến tinh trùng rất khó khăn trong việc xâm nhập vào tử cung để gặp trứng.

1.3. Cơ chế của que cấy tránh thai có khác nhau phụ thuộc vào mỗi loại que hay không?

Hiện nay, có 3 loại que cấy tránh thai được chị em sử dụng và thực hiện cấy nhiều nhất đó là: que cấy Norplant, que cấy Jadelle, Sinoplant và que cấy Implanon.

Trong đó, mỗi loại que cấy tránh thai này sẽ có điểm khác nhau ở số lượng que cấy cũng như thời gian sử dụng. Tuy nhiên, về mặt cơ chế phòng tránh thai thì tất cả các loại que này đều có cơ chế giống nhau.

– Đối với que cấy Norplant: bao gồm 6 que tránh thai, có tác dụng kéo dài khoảng 5 đến 7 năm.

– Đối với que cấy Jadelle, Sinoplant: bao gồm 2 que, có tác dụng kéo dài trong khoảng 5 năm.

– Đối với que cấy Implanon: bao gồm 1 que cấy, có tác dụng kéo dài tối đa 3 năm.

2. Những tác dụng nổi bật của biện pháp sử dụng que cấy tránh thai

cơ chế của que cấy tránh thai diễn ra như thế nào

Mỗi loại que cấy tránh thai này sẽ có điểm khác nhau ở số lượng que cấy cũng như thời gian sử dụng

Que cấy tránh thai là một phương pháp có rất nhiều ưu điểm cũng như tác dụng nổi bật. Một trong số những ưu điểm đáng chú ý đó là:

– Tỉ lệ tránh thai khá cao, có thể lên tới 99% tùy từng người.

– Chỉ cần cấy que và không cần sử dụng thêm bất cứ biện pháp tránh thai nào khác.

– Không ảnh hưởng đến quá trình mang thai trở lại sau khi tháo que cấy của phụ nữ. Sau khi thực hiện tháo que, phụ nữ chỉ cần mất khoảng 1-2 tháng để chu kì kinh nguyệt trở lại như bình thường.

– Phương pháp này đem lại yếu tố tiện lợi cho phụ nữ. Chị em sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề quên uống thuốc tránh thai hàng ngày.

– Áp dụng được đối với những đối tượng phụ nữ không sử dụng được các biện pháp tránh thai khác như: bao cao su, uống thuốc tránh thai,…

– Quy trình cấy que và tháo que cũng khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian. Sau khi cấy xong, chị em có thể về nhà ngay mà không cần lưu viện.

3. Que cấy tránh thai chống chỉ định với những đối tượng nào?

Mặc dù là một phương pháp tránh thai khoa học và phổ biến, tuy nhiên, chúng ta vẫn cần lưu tâm tới một số nhóm đối tượng không nên áp dụng biện pháp que cấy tránh thai, nhằm đảm bảo sức khỏe cũng như hiệu quả tránh thai:

– Phụ nữ đang gặp phải, đang điều trị các bệnh lý liên quan tới nội tiết, tuyến giáp, các loại u nang, u xơ,…

– Phụ nữ mắc các bệnh lý mãn tính, cấp tính như: cao huyết áp, tim mạch, gan thận,…cũng không nên sử dụng biện pháp cấy que tránh thai.

– Người đã từng có tiền sử bị ung thư vú, chảy máu âm đạo, xuất huyết vùng kín, rối loạn các chức năng gan, mật,…cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi cấy que tránh thai.

4. Quy trình thực hiện cấy que tránh thai diễn ra có an toàn không?

cơ chế của que cấy tránh thai cần hỏi bác sĩ

Chị em sẽ cần lắng nghe một số tư vấn của bác sĩ chuyên khoa liên quan đến các bước chăm sóc sau cấy que

Thông thường, quy trình chị em phụ nữ thực hiện cấy que tránh thai sẽ khá nhanh chóng và an toàn. Điều này sẽ phụ thuộc vào từng loại que tránh thai cũng như từng cơ sở y tế, bệnh viện chị em lựa chọn thực hiện.

Trước khi bắt đầu cấy que, chị em sẽ thường được bác sĩ sản khoa tư vấn kỹ lưỡng về các thông tin của que cấy như: tính hiệu quả của phương pháp, hạn sử dụng, nguồn gốc của que cấy,…Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ trao đổi cho chị em về các vấn đề sức khỏe như: có tiền sử bệnh lý gì không, tiền sử dị ứng ra sao, chu kỳ kinh nguyệt có hay rối loạn không,….

Ngay sau khi đã quyết định cấy que tránh thai, chị em sẽ được thực hiện thủ thuật bởi bác sĩ có chuyên môn, từ quá trình dùng thuốc tê, sử dụng dụng cụ để cấy que, cho tới thười gian sau cấy que. Toàn bộ quá trình cấy que tránh thai thường sẽ chỉ mất khoảng 15 phút.

Sau khi đã thực hiện cấy que xong, chị em sẽ cần lắng nghe một số tư vấn của bác sĩ chuyên khoa liên quan đến các bước chăm sóc sau cấy que, cũng như một số điều cần lưu ý về: thời gian chờ để que phát huy tác dụng, lịch thăm khám sau cấy que định kỳ,…

Vào thời điểm chị em muốn tháo que cấy tránh thai, thì cũng chỉ cần thực hiện một số bước đơn giản như: rạch một vệt nhỏ trên da, tháo que cấy thông qua vết rạch, vệ sinh khu vực vết rạch sau đó băng lại. Toàn bộ quá trình tháo que cấy này cũng hoàn toàn không mất quá nhiều thời gian. Chị em có thể về nhà ngay sau khi tháo que.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp chị em phụ nữ có thêm kiến thức về biện pháp tránh thai này. Nếu chị em cần tìm hiểu thêm các thông tin khác hay cần đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa, chị em có thể vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để chúng tôi có thể hỗ trợ chị em được nhanh nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital