Chuyên gia giải đáp: Bé bị lồng ruột phải làm sao?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Lồng ruột ở trẻ em là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, bệnh diễn tiến nhanh chóng và có thể gây tử vong chỉ trong 24 giờ. Vậy, làm thế nào để nhận biết bé bị lồng ruộtbé bị lồng ruột phải làm sao? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết sau, bố mẹ nhé!

1. Thông tin cơ bản về lồng ruột ở trẻ em

1.1. Khái niệm

Tình trạng một phần ruột phía trên di chuyển tự do xuống phần ruột phía dưới hoặc một phần ruột phía dưới di chuyển tự do lên phần ruột phía trên được gọi là bệnh lý lồng ruột. Cùng với sự thay đổi vị trí của chính mình, phần ruột đó kéo vô số mạch máu – những mạch máu nuôi dưỡng nó, di chuyển theo, làm những mạch máu này tắc nghẽn. Nếu mạch máu tắc nghẽn quá lâu, phần ruột biến động có thể sẽ hoại tử.

1.2. Nguyên nhân

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 90% số ca lồng ruột là do một hoặc một vài nguyên nhân nào đó các chuyên gia chưa thể xác định. 10% còn lại thì có thể khởi phát do các yếu tố sau: Thứ nhất, do sự phát triển của các u/polyp đại tràng làm thay đổi nhu động ruột, từ đó xuất hiện tình trạng các phần ruột chui vào nhau. Thứ hai, do viêm nhiễm vì Rotavirus – Một trong những virus gây tiêu chảy cấp phổ biến ở trẻ. Thứ ba, do ruột có tình trạng giải phẫu bất thường. Thứ tư, do khác biệt bẩm sinh trong cấu tạo ruột. Thứ năm, do các yếu tố khác như tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài,…

Bé bị lồng ruột có thể là do viêm nhiễm Rotavirus

Viêm nhiễm do Rotavirus có thể là nguyên nhân khiến bé bị lồng ruột

Phân loại đối tượng lồng ruột của WHO cho thấy, thành phần bị lồng ruột nhiều hơn cả là trẻ nam, 3 – 6 tháng. Như vậy, có thể khẳng định, giới tính và tuổi tác là 2 yếu tố nguy cơ của bệnh lý lồng ruột.

1.3. Biến chứng

Như đã chia sẻ phía trên, lồng ruột có thể gây tử vong chỉ trong 24 giờ. Trước đó, bệnh lý này có thể tiến triển đến nhiều biến chứng như: Hoại tử ruột, viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu,… Cũng có một số trường hợp nhẹ, lồng ruột những trường hợp này chỉ mang tính chất tạm thời, có thể tự khỏi. Tuy nhiên, khả năng tái phát cao của chúng là cao. Một khi tái phát, lồng ruột diễn tiến còn nhanh hơn cả tốc độ phát triển lần đầu.

2. Làm thế nào để nhận biết bé bị lồng ruột và bé bị lồng ruột phải làm sao?

2.1. Làm thế nào để nhận biết bé bị lồng ruột?

Dấu hiệu nhận biết lồng ruột tương đối đặc trưng. Điều đó đồng nghĩa với việc, ghi nhớ những dấu hiệu của bệnh lý này được chia sẻ sau đây, bố mẹ có thể dễ dàng đối chiếu và dự đoán sự tồn tại của nó:

– Giai đoạn 1 của lồng ruột: Trẻ khóc đột ngột, đầu gối co lên ngực vì bụng đau, nôn trớ, vã mồ hôi, da dẻ xanh xao, bỏ bú,…

– Giai đoạn 2 của lồng ruột – Giai đoạn nghiêm trọng: Trẻ sốt, bụng nổi khối hoặc to hoặc nhỏ, tiêu chảy, phân nhầy máu,…

– Giai đoạn 3 của lồng ruột – Giai đoạn hoại tử ruột: Trẻ thở nhanh, nông, da lạnh, nhợt nhạt, nôn liên tục, chướng bụng,…

Sốt là một biểu hiện của lồng ruột

Một trong những biểu hiện phổ biến của lồng ruột là sốt

2.2. Bé bị lồng ruột phải làm sao?

Đến đây, chắc chắn bố mẹ đã biết phải làm sao khi trẻ bị lồng ruột. Theo đó, nếu nghi ngờ trẻ bị lồng ruột, càng sớm càng tốt, bố mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để trẻ được thăm khám, chẩn đoán và điều trị với chuyên gia.

Thăm khám để chẩn đoán lồng ruột bao gồm thăm khám lâm sàng và thăm khám cận lâm sàng. Trong đó, thăm khám lâm sàng chủ yếu là: Quan sát biểu hiện của trẻ và so sánh những biểu hiện đó với danh sách triệu chứng bệnh lý lồng ruột. Còn thăm khám cận lâm sàng chủ yếu là: Chụp X-quang bụng, chụp CT scanner bụng; siêu âm bụng;…

Sau thăm khám, phương pháp điều trị lồng ruột phù hợp cho trẻ sẽ được chuyên gia chỉ định. Thực tế, chúng sẽ được chỉ định dựa trên thời gian tồn tại bệnh lý lồng ruột. Cụ thể, kể từ những dấu hiệu nhận biết đầu tiên, lồng ruột được phân loại thành 3 nhóm: Nhóm tồn tại dưới 6 giờ, nhóm tồn tại từ 6 giờ đến dưới 24 giờ, nhóm tồn tại trên 24 giờ. Và phương pháp điều trị lồng ruột cũng có 3 nhóm, tương ứng với 3 nhóm lồng ruột vừa được đề cập.

– Phương pháp điều trị lồng ruột dưới 6 giờ: Trẻ lồng ruột dưới 6 giờ, chủ yếu được điều trị bằng phương pháp tháo lồng bằng hơi. Theo đó, một ống thông sẽ được chuyên gia đặt vào lòng trực tràng để bơm hơi vào ruột già nhằm kéo giãn phần ruột bị lồng với một áp lực vừa phải. Phương pháp điều trị lồng ruột này là một phương pháp không phẫu thuật và có tỷ lệ thành công vô cùng cao.

– Phương pháp điều trị lồng ruột trên 6 giờ và dưới 24 giờ: Trẻ lồng ruột trên 6 giờ và dưới 24 giờ sẽ được điều trị kết hợp nội – ngoại khoa. Trong đó, điều trị ngoại khoa là phẫu thuật tháo lồng và điều trị nội khoa là sử dụng thuốc kháng sinh, ngăn ngừa viêm nhiễm. Phương pháp này cũng được áp dụng cho trẻ lồng ruột dưới 6 giờ nhưng không đáp ứng điều trị phương pháp tháo lồng bằng hơi.

Trẻ lồng ruột dưới 24 giờ, có thể sẽ phải phẫu thuật tháo lồng

Phẫu thuật tháo lồng được chỉ định cho trẻ lồng ruột dưới 24 giờ

– Phương pháp điều trị lồng ruột sau 24 giờ: Trẻ lồng ruột sau 24 giờ khả năng bị hoại tử ruột cực kỳ cao. Lúc này, trẻ phải được phẫu thuật loại bỏ phần ruột hoại tử ngay lập tức. Sau phẫu thuật, hồi sức và chăm sóc hậu phẫu trẻ lồng ruột là nhiệm vụ phải thực hiện một cách thận trọng, bởi ngay cả trẻ phẫu thuật thành công, cũng có thể tử vong vì suy kiệt.

Phía trên là thông tin về cách nhận biết và xử trí trẻ bị lồng ruột. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, liên hệ Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital