Lồng ruột ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Lồng ruột ở trẻ em là một trong những triệu chứng không hiếm gặp, cần được phát hiện và xử trí kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng sự phát triển của trẻ. Vậy lổng ruột ở trẻ là gì, nguyên nhân triệu chứng của lồng ruột ra sao và khi trẻ bị lồng ruột cha mẹ cần xử trí như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Lồng ruột là gì?

Lồng ruột có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của trẻ

Lồng ruột có thể xảy ra ở nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của trẻ

Lồng ruột là hiện tượng khúc ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng khúc ruột phía dưới hoặc ngược lại, làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Lồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi.

2. Nguyên nhân gây lồng ruột

Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh lồng ruột. Hay gặp ở trẻ bụ bẫm và bé trai gặp nhiều hơn bé gái có thể do áp suất ở trong bụng và nhu động ruột ở bé trai mạnh hơn bé gái.  Nhiều giả thiết cho rằng, việc chuyển đổi chế độ ăn của trẻ (từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang ăn dặm, từ ăn cháo sang ăn cơm…) khiến ruột co bóp bất thường dẫn đến lồng ruột. Kích thước của các đoạn ruột của trẻ chênh lệch nhau cũng là điều kiện thuận lợi làm xuất hiện lồng ruột. Một số trường hợp, lồng ruột có liên quan đến các bất thường như u bướu, polyp trong lòng ruột hay những đợt nhiễm bệnh gây rối loạn co bóp ruột.

3. Dấu hiệu của lồng ruột

Trẻ quấy khóc là một trong những dấu hiệu điển hình của tình trạng lồng ruột

Trẻ quấy khóc là một trong những dấu hiệu điển hình của tình trạng lồng ruột

Khi bị lồng ruột trẻ sẽ có các biểu hiện dưới đây:

Đau bụng đột ngột và dữ dội

– Quấy khóc từng cơn

– Bỏ bú kèm nôn ói nhiều lần

– Trẻ đang chơi đùa, bú mẹ bỗng dưng khóc thét, bỏ bú, da tím tái…

– Ưỡn người, không bú được

– Mệt lả sau vài giờ, da xanh nhợt nhạt

– Khoảng 6-12 tiếng sau, trẻ đi cầu ra máu tươi có lẫn chút nhầy.

– Sau 24 giờ nếu không được xử trí, trẻ sẽ bị nôn nhiều, bụng trướng to, da toàn thân lạnh, nhợt nhạt, mạch nhanh, thở gấp nông… Đây là có thể những dấu hiệu ruột bắt đầu hoại tử.

4. Lồng ruột ở trẻ em có nguy hiểm không?

Tình trạng lồng ruột nếu để quá lâu và không được xử trí kịp thời, ruột non và các mạch máu nuôi dưỡng đi kèm sẽ chui vào ruột già làm ruột bị tắc khiến các mạch máu bị nghẽn lại. Đoạn ruột lồng sẽ bị hoại tử, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Lồng ruột diễn biến rất nhanh. Nếu trẻ được đưa đến bệnh viện quá muộn (trên 6 giờ) có thể cần phải phẫu thuật để tháo khối ruột lồng. Nếu trễ hơn 24 giờ, đoạn ruột lồng đã chui sâu vào nhau gây sưng nề, tắc nghẽn mạch máu và hoại tử, các bác sĩ bắt buộc phải phẫu thuật để cắt đoạn ruột đó. Do đó, khi thấy có các triệu chứng của lồng ruột, cha mẹ nên đưa trể đến viện càng sớm càng tốt.

Khi thấy có các triệu chứng của lồng ruột ở trẻ em cha mẹ nên đưa trể đến viện càng sớm càng tốt

Khi thấy có các triệu chứng của lồng ruột, cha mẹ nên đưa trể đến viện càng sớm càng tốt

Lưu ý từ chuyên gia: Những trẻ đã từng bị lồng ruột sẽ có nguy cơ mắc bệnh lần hai. Phụ huynh nên chú ý quan sát trẻ kĩ, khi thấy trẻ đột nhiên đau bụng, quấy khóc từng cơn, bỏ bú, có thể kèm theo nôn nhiều lần (nếu ở giai đoạn muộn hơn, trẻ đi ngoài phân lẫn máu đỏ tươi hoặc sẫm), cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và xử trí kịp thời tránh để xảy ra biến chứng (ruột hoại tử, sốc, nguy cơ tử vong cao).

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital