Viêm loét dạ dày là bệnh lý thuộc đường tiêu hóa rất phổ biến hiện nay. Chữa viêm loét dạ dày được thực hiện theo nhiều phương pháp từ đơn giản (điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ ăn uống) tới phức tạp (điều trị ngoại khoa) tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm loét dạ dày có thể được chữa khỏi dứt điểm không?
Viêm loét dạ dày là tình trạng xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương dạng viêm, dẫn đến sưng và dần hình thành những ổ loét trong niêm mạc. Bệnh viêm loét dạ dày nếu được phát hiện sớm, tình trạng viêm sưng chưa nghiêm trọng thì hoàn toàn có thể được chữa dứt điểm và nhanh chóng.
Có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng, tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị vì điều này tiềm ẩn rủi ro cao, bệnh tình có thể trở nên xấu đi và khó kiểm soát. Hơn hết, bạn cần đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá và kết luận bệnh chính xác cũng như chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
2. Phương pháp chữa viêm loét dạ dày được áp dụng
Đối với bệnh viêm loét dạ dày, tuy theo tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh để chỉ định phương pháp điều trị tương ứng. Thông thường, 2 phương pháp phổ biến được áp dụng là:
– Điều trị nội khoa bằng thuốc
– Điều trị can thiệp phẫu thuật cắt dạ dày
2.1. Chữa viêm loét dạ dày áp dụng điều trị nội khoa bằng thuốc
Trường hợp được chỉ định
Điều trị bằng thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh viêm loét dạ dày nhẹ, các ổ viêm, sưng, loét không nghiêm trọng và chưa gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Các loại thuốc được chỉ định
Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay tự điều trị tại nhà dưới bất kỳ hình thức nào. Tất cả các loại thuốc đều đảm bảo thực hiện đúng theo đơn kê của bác sĩ (đúng loại thuốc, đúng liều lượng) sau khi đã thăm khám trực tiếp và kết luận bệnh.
Thông thường, những loại thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày tham khảo như:
– Thuốc kháng acid để trung hòa nồng độ acid trong dịch vị dạ dày tá tràng.
– Thuốc giảm tiết acid.
– Thuốc ức chế bơm proton nhằm ngăn chặn bài tiết dịch HCL ở dạ dày.
– Thuốc tạo màng bọc quanh ổ loét để bảo vệ lớp niêm mạch dạ dày.
– Thuốc diệt vi khuẩn HP.
Bên cạnh việc tuân thủ đúng các chỉ định về thuốc của bác sĩ, người bệnh viêm loét dạ dày cũng cần chú ý lịch tái khám đúng hẹn. Điều này rất quan trọng để đánh giá tốt nhất hiệu quả điều trị cũng như nhanh chóng xử lý những vấn đề phát sinh hoặc thay đổi phương pháp điều trị khi cần thiết.
2.2. Tiến hành phẫu thuật chữa viêm loét dạ dày
Trường hợp được chỉ định
Chỉ định phẫu thuật được đặt ra trong các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng nặng, bệnh xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết nặng, hẹp môn vị, ung thư dạ dày,… Lúc này, việc điều trị nội khoa hoàn toàn không còn tác dụng mà chỉ có thể thực hiện phẫu thuật cắt dạ dày.
Phẫu thuật cắt dạ dày
Phẫu thuật cắt dạ dày có thể mang lại lợi ích chữa bệnh, nhưng đồng thời phương pháp này cũng tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nhất định. Do đó, người bệnh cần tiến hành thăm khám, thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm để bác sĩ đánh giá chi tiết tình trạng cũng như cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để có thể đưa ra quyết định cuối cùng.
Phẫu thuật cắt dạ dày có thể được thực hiện theo 2 kỹ thuật:
– Cắt dạ dày nội soi
– Mổ mở cắt dạ dày
3. Lưu ý trong chế độ ăn dành cho người bệnh viêm loét dạ dày
Chế độ ăn khoa học đóng vai trò quyết định trong quá trình điều trị bệnh, cải thiện tốt tình trạng bệnh cùng như ngăn ngừa bệnh tái phát sau đó. Chính vì vậy, với cả người bệnh tiến hành điều trị bằng thuốc, người bệnh sau phẫu thuật và những đối tượng có nguy cơ viêm loét dạ dày cao đều cần quan tâm đến chế độ ăn: nên ăn gì, kiêng ăn gì và ăn như thế nào?
3.1. Thực phẩm nên ăn
– Thực phẩm chứa lợi khuẩn nhất là sữa chua.
– Thực phẩm hỗ trợ trong việc điều trị bệnh: Nghệ, gừng, mật ong, nha đam,…
– Thực phẩm giàu chất xơ: rau củ quả tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt,…
– Thực phẩm bổ sung nhóm các vitamin A, C, D,…: Thanh long, khoai tây, khoai lang, cà rốt, rau chân vịt, dưa vàng, ớt chuông,…
– Thực phẩm giúp chống oxy hóa: Nghệ, đu đủ, cà chua, bông cải xanh,..
3.2. Thực phẩm cần kiêng
– Sữa tươi
– Rượu và đồ uống có cồn
– Các đồ ăn giàu chất béo
– Kiêng đồ cay nóng
– Trái cây họ cam chanh
– Hạn chế đồ các món ăn lên men: Dưa muối, dưa góp, kim chi, mắm tôm, mắm tép,…
3.3. Những lưu ý trong cách ăn và sinh hoạt cũng cần được quan tâm
– Uống đủ từ 2l nước sạch mỗi ngày.
– Thức ăn nên được thái lát nhỏ, nấu chín kỹ, nấu mềm.
– Ưu tiên các cách chế biến đồ ăn như luộc, hấp hay om, kho thay vì chiên dầu, xào và rán.
– Ăn chậm, nhai kỹ, hãy tập trung khi ăn để nâng cao hiệu quả tiêu hóa.
– Nên chia thành các bữa ăn nhỏ cách đều trong ngày.
– Ăn đủ bữa, đúng giờ.
– Không nên để bụng thường xuyên bị quá đói hoặc quá no làm ảnh hưởng tới hoạt động của dạ dày.
– Tránh ăn đồ ăn quá đặc hoặc ăn quá lỏng vì sẽ làm giảm hiệu suất tiêu hóa.
– Tránh ăn khi đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn ở khoảng 40-50 độ C là tốt nhất để tiêu hóa và quá trình hấp thu.
Chữa viêm loét dạ dày cần được thực hiện đúng theo phác đồ điều trị bác sĩ chỉ định dựa trên kết quả thăm khám và đánh giá bệnh tình chi tiết của người bệnh. Điều quan trọng là hãy quan tâm đến sức khỏe bản thân, thực hiện chế độ ăn khoa học, lối sống sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh bệnh hiệu quả.