Chủ quan, người bệnh gặp biến chứng sâu răng nghiêm trọng

Sâu răng là một bệnh lý về nha khoa phổ biến. Bệnh không chỉ gây đau đớn và không thoải mái mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Điển hình chính là trường hợp của chị Đ.T.T đã gặp phải những biến chứng sâu răng nghiêm trọng chỉ vì tâm lý chủ quan, không điều trị kịp thời.

1. Biến chứng sâu răng suýt “cướp đi” hàm răng của người bệnh

1.1 Tâm lý chủ quan trước tình trạng sâu răng

Chị Đ.T.T (52 tuổi) vừa qua đã có những buổi thăm khám, điều trị nha khoa tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Chị cho biết cách đây ít lâu bản thân đã phát hiện ra mình có răng sâu, xuất hiện lỗ sâu đen. Tuy nhiên, sâu răng là bệnh lý nha khoa đã quá phổ biến và gần như ai cũng từng gặp phải. Điều này cộng thêm công việc bận rộn đã khiến chị T hình thành tâm lý chủ quan.

Chị không tới nha khoa kiểm tra mà tự điều trị tại nhà. Các phương pháp được chị áp dụng là súc miệng nước muối, đánh răng đều và kĩ, … Thế nhưng trên thực tế, đây lại chỉ là những phương pháp thông thường và không có hiệu quả điều trị sâu răng.

1.2 Biến chứng nghiêm trọng bắt nguồn từ sâu răng

Tình trạng biến chứng sâu răng

Sau khi thấy tình trạng nghiêm trọng hơn, chị T đã tới Thu Cúc TCI để kiểm tra

Chị T duy trì thực hiện điều trị tại nhà như vậy cho tới một ngày, chị nhận thấy răng dễ bị chảy máu. Khi đánh răng, dù thao tác khá nhẹ nhưng chị vẫn thường xuyên gặp tình trạng chảy máu răng, nướu. Cảm giác đau, khó chịu cũng bắt đầu nghiêm trọng. Do đó, chị T đã tới Thu Cúc TCI để thăm khám và điều trị.

Sau khi kiểm tra, kết quả cho thấy tình trạng răng của chị T khá nghiêm trọng. Răng lâu ngày không được cạo vôi khiến mảng bám cao răng khá dày. Răng R26 bị sâu, viêm tủy tiến triển thành những ổ viêm nằm ở chân răng. Từ đó, viêm cuống răng hình thành dẫn tới đau nhức được. Răng R18 và R28 bị sâu mặt ngoài. Nướu bị viêm cấp. Cùng đó là hàng loạt các răng R14, R16, R26, R36, R33, R34, R35 bị mòn cổ chân răng. Ngoài ra, bác sĩ còn cho biết do sâu răng lâu ngày không được điều trị nên đã vào tới tủy dẫn tới viêm nha chu chân răng cấp có nguồn gốc tủy.

Theo nhận định của bác sĩ, đây là những biến chứng sâu răng xảy ra do bệnh không được điều trị kịp thời. Hiện tại, nếu không nhanh chóng xử lý phù hợp, chị T có thể phải đối mặt với nguy cơ lây lan viêm nhiễm. Đồng thời, răng vĩnh viễn có thể bị hỏng và gãy rụng.

2. Quá trình điều trị, dứt điểm các biến chứng sâu răng

Nguyên nhân biến chứng sâu răng

Do không phát hiện, điều trị sớm, chị T đã gặp biến chứng sâu răng nghiêm trọng

Sau khi làm một số kiểm tra về độ phù hợp về thể trạng, sức khỏe người bệnh, quá trình điều trị đã được tiến hành. Điều này nhằm tránh biến chứng để lâu trở nên ngày càng trầm trọng.

Trước tiên, chị T được vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Những mảng cao răng, mảng bám dày sẽ được loại bỏ. Tiếp đó là bước điều trị viêm cuống răng. Cụ thể, phần mô nhiễm khuẩn và bị hoại tử trong ống tủy sẽ được loại bỏ. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, hệ thống ống tủy sẽ được hàn kín nhằm tạo điều kiện tối ưu giúp cho mô cuống được phục hồi.

Sâu răng

Trường hợp của chị T được điều trị gấp kết hợp sử dụng thuốc để ngăn ngừa nguy cơ tiếp tục lây lan

Bước tiếp theo, những răng bị sâu mặt ngoài, mòn cổ chân răng sẽ được xử lý. Làm sạch lỗ sâu xong, tùy vào tình trạng sâu, mòn mà răng sẽ điều trị bằng phương pháp hàn trám hoặc chụp răng sứ để phục hình.

Cuối cùng, chị T được kê thêm một số thuốc, kháng sinh hỗ trợ giảm viêm, giảm đau. Cùng với đó, bác sĩ cũng tư vấn, đưa ra những hướng dẫn cụ thể để chị có thể tự chăm sóc tại nhà.

3. Những lưu ý của bác sĩ về chăm sóc sức khỏe răng miệng

Để phòng tránh trường hợp tương tự vì chủ quan dẫn tới biến chứng nghiêm trọng xảy ra, bác sĩ Đõ Thị Tú Anh – Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã đưa ra những lưu ý:

3.1 Thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng đúng cách là một phần quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Dưới đây là một số phương pháp cần thực hiện:

Đánh răng đúng cách:

– Sử dụng bàn chải có phần đầu lông mềm để thực hiện đánh răng. Điều này sẽ giúp chúng ta tránh làm tổn thương nướu.

– Thực hiện đánh răng tối thiểu hai lần một ngày. Trong đó, mỗi lần đánh ít nhất 2 phút.

– Chải răng nhẹ và theo hình vòng tròn hoặc theo hình chữ U để đảm bảo làm sạch cả bề mặt răng và nướu.

Sử dụng kem đánh răng trong đó có chứa thành phần Fluoride:

– Fluoride giúp ngăn chặn sự hình thành các vết sâu răng và làm tăng khả năng chống lại axit từ vi khuẩn.

– Không nên chọn các loại kem đánh răng có độ tẩy quá cao.

Làm sạch răng với chỉ nha khoa và nước súc miệng phù hợp:

– Chúng ta nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn và mảng bám giữa các răng.

– Nước súc miệng không chỉ giúp làm sạch mà còn giúp tăng cường Fluoride, giảm vi khuẩn và khử mùi hôi miệng.

3.2 Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, phù hợp

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của răng và nướu. Dưới đây là một số những gợi ý từ bác sĩ về chế độ ăn phù hợp:

Tăng cường bổ sung rau, trái cây, sữa:

– Rau củ và trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C và A, canxi và phốt pho. Đây là những chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì sức khỏe của răng và nướu.

– Sữa, sữa chua, và phô mai là nguồn canxi tốt, giúp củng cố men răng.

Bổ sung thêm vào thực đơn những loại thực phẩm giàu Protein:

– Cá, thịt gia cầm, thịt bò, hạt hạt, và đậu nành là nguồn protein quan trọng giúp xây dựng và duy trì cấu trúc của răng.

Uống nhiều nước lọc:

– Nước là lựa chọn tốt cho sức khỏe răng vì nó không chứa đường và không gây tổn thương men răng. Nước cũng giúp rửa sạch miệng và loại bỏ các tác nhân gây hại.

Hạn chế ăn những loại đồ ăn, thức uống có chứa nhiều đường:

– Thức ăn và đồ uống chứa đường có thể làm tăng nguy cơ sâu răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại.

3.3 Thăm khám nha khoa định kỳ ngay khi có dấu hiệu bất thường

Chắc chắn, việc thăm khám nha khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường là quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng. Điều này có thể giúp phát hiện sớm vấn đề và ngăn chặn các vấn đề nha khoa trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn nên chú ý và nếu phát hiện, bạn nên liên hệ với nha sĩ ngay lập tức:

– Đau nhức răng, nướu.

– Răng nhạy cảm hơn.

Nướu răng bị chảy máu.

– Hôi miệng.

– …

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần duy trì việc kiểm tra nha khoa định kì. Điều này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng và phòng ngừa vấn đề nha khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital