Cảnh báo biến chứng sỏi ống tuyến nước bọt ở chàng trai 32 tuổi

Sỏi ống tuyến nước bọt khiến người bệnh N.V.T, 32 tuổi ăn không ngon, uống nước cũng khó chịu, nói chuyện bị hạn chế… Theo các bác sĩ răng hàm mặt TCI, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống mà có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị.

Menu xem nhanh:

1. Bỏ qua những dấu hiệu dẫn tới bệnh nghiêm trọng

1.1 Những triệu chứng ban đầu

Anh T chia sẻ rằng bản thân hiện đang ở tuổi 32, một độ tuổi khá trẻ nên nên anh khá tự tin về tình hình sức khỏe của bản thân. Trước đây, khi có những biểu hiện như cảm, ho thông thường anh cũng ít tới bệnh viện mà tự mua thuốc về uống. Với trường hợp lần này cũng vậy, ban đầu, anh chỉ nhận thấy vùng dưới lưỡi của mình hơi sưng. Tuy nhiên, do lúc ấy, triệu chứng này chưa gây ra nhiều ảnh hưởng nên anh T cũng không quá chú ý tới. Sau khoảng hơn 1 tháng, vị trí sưng đã to dần lên, xuất hiện mủ trắng và khó chịu nhiều nên anh đã quyết định đi kiểm tra.

Trước tiên anh lựa chọn thăm khám ở một bệnh viện gần nơi sinh sống thì được chẩn đoán là có u sàn miệng. Tuy nhiên, vì muốn kiểm tra kĩ hơn cũng như tối ưu hiệu quả điều trị về sau, anh đã được bạn bè giới thiệu tới Thu Cúc TCI. Sau khi khám và thực hiện những kiểm tra cần thiết, bác sĩ nhận thấy:

– Vùng dưới lưỡi có một khối sưng to, kích thước 4x3cm, ấn di động, ranh giới rõ, vuốt dọc có dịch mủ trắng.

– Siêu âm thấy có khối cản âm to.

Tình trạng này được xác định là sỏi ống tuyến nước bọt dưới lưỡi phải.

1.2 Nguy cơ biến chứng nguy hiểm của sỏi ống tuyến nước bọt

Biến chứng sỏi ống tuyến nước bọt

Sỏi ống tuyến nước bọt nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Sỏi ống tuyến nước bọt là hiện tượng cặn khoáng trong ống tuyến nước bọt của cơ thể. Tình trạng này xảy ra khi các khoáng chất như canxi photphat, magie, cacbonat tích tụ lại. Chúng sẽ tạo thành các cặn trong ống tuyến nước bọt. Điều này sẽ làm tắc nghẽn, cản trở dòng chảy nước bọt. Từ đó, tình trạng viêm tuyến nước bọt sẽ xảy ra.

Tình trạng sỏi ống tuyến nước bọt nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm:

– Áp xe: Khi nhiễm trùng không kiểm soát hoặc điều trị chậm trễ sẽ làm tích tụ mủ. Từ đó, tình trạng sẽ biến chứng thành áp xe.

– Nhiễm trùng và lan rộng từ tuyến nước bọt sang các bộ phận khác của cơ thể. Thông thường, biến chứng này có thể bao gồm nhiễm trùng da do vi khuẩn, viêm họng Ludwig, …

– Phì đại tuyến nước bọt: Tình trạng viêm nhiễm tuyến nước bọt mạn tính có thể gây phì đại tuyến nước bọt. Cùng với đó, phì đại tuyến nước bọt có thể xuất phát từ nguyên nhân tự miễn hoặc u tân sinh.

– Đường thở bị tắc nghẽn: Nhiễm trùng nếu không được kiểm soát sẽ gây sưng cổ và đường thở bị tắc nghẽn. Tình trạng nhiễm trùng nước bọt sẽ lan tới xương mặt và khi đó khó kiểm soát.

2. Điều trị sỏi ống tuyến nước bọt nhanh chóng, không đau nhức

2.1 Phẫu thuật loại bỏ sỏi ống tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt

Anh T được thực hiện phẫu thuật điều trị để loại bỏ sỏi

Với tình trạng của anh T, bác sĩ đã chỉ định thực hiện tiểu phẫu, mổ lấy sỏi ống ở tuyến dưới lưỡi phải. Điều này để có thể điều trị dứt điểm, tránh những nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Quá trình sẽ được thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh – Bác sĩ Răng hàm mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Cụ thể:

– Đầu tiên, bác sĩ sẽ cần rạch một đường nhỏ nhằm thực hiện loại bỏ sỏi.

– Sau đó, những dụng cụ chuyên dụng sẽ được sử dụng để lấy sỏi ra. Nếu như trong quá trình thực hiện xảy ra khó khăn, việc phẫu thuật sẽ được hỗ trợ bởi ống soi nhỏ gắn nguồn sáng cùng những dụng cụ vi phẫu khác. Điều này giúp cho việc lấy sỏi ra khỏi tuyến nước bọt trở nên thuận lợi, nhanh chóng hơn.

– Khi sỏi đã được lấy ra, bác sĩ sẽ khâu phục hồi thành ống tuyến lại.

– Quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, chỉ khoảng 20 phút.

– Người bệnh được gây tê nên khi phẫu thuật sẽ không có cảm giác bị đau hay khó chịu.

2.2 Sử dụng thuốc và chăm sóc sau phẫu thuật

Tình trạng sỏi ống tuyến nước bọt

Sau phẫu thuật, anh T cần uống thuốc và chăm sóc tại nhà để bình phục hoàn toàn

Sau khi phẫu thuật, bác sĩ Tuấn Anh cho biết anh T vẫn cần thực hiện uống thuốc và chăm sóc tại nhà:

– Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm nề trong 7 ngày theo đúng như chỉ định.

– Sau 7 ngày, người bệnh cần quay lại tái khám, kiểm tra vết thương.

– Thực hiện chăm sóc tại nhà, anh T cần lưu ý uống nhiều nước mỗi ngày. Cùng với đó một chế độ ăn khoa học cần được thực hiện. Thời gian đầu, anh T không nên ăn những đồ dai, cứng mà nên thay bằng các món ăn dễ nuốt.

3. Lời khuyên từ bác sĩ

Chia sẻ thêm về tình trạng sỏi tuyến nước bọt, bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh – Bác sĩ khoa Răng hàm mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI cho biết tình trạng này thường xảy ra phổ biến với những người bị suy nhược, thường xuyên ăn kiêng, mất nước, … Đặc biệt sỏi tồn tại dai dẳng hoặc tái phát sẽ dẫn tới nhiễm trùng tuyến liên quan. Do đó, để phòng tránh tình trạng này, chúng ta cần lưu ý:

– Cung cấp đủ nước cho cơ thể, nhất là khi hoạt động thể lực. Khi đó, cơ thể tiết nhiều mồ hôi, cần được bổ sung nước. Nếu thiếu nước, nước bọt sẽ cô đặc và dễ bị lắng đọng những chất tạo sỏi.

– Không hút thuốc lá và không sử dụng các loại rượu, bia, …

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Cụ thể, chúng ta cần đánh răng 2-3 lần/ ngày. Đồng thời, hãy dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng.

– Thực hiện một chế độ ăn khoa học, bổ sung nhiều rau, quả và hạn chế đồ chua.

– Thực hiện xoa bóp xung quanh mặt nếu phát hiện tình trạng bị đau ở quanh má.

– Thăm khám định kỳ để có thể phát hiện sớm những trường hợp bệnh về nướu, viêm niêm mạc miệng, …

Đối với trường hợp của anh T, Bác sĩ Tuấn Anh cũng chia sẻ thêm là rất may là chưa có biến chứng gì nguy hiểm. Nếu còn tiếp tục chậm trễ điều trị, có thể sẽ hình thành nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe răng miệng và toàn thân. Do đó, một lưu ý chung cho tất cả mọi người là ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường nào, hãy tới bệnh viện kiểm tra ngay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital