Chế độ ăn viêm loét dạ dày phù hợp nên áp dụng

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Viêm loét dạ dày là bệnh lý ngày càng phổ biến và có tỷ lệ người mắc bệnh lớn. Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của hệ tiêu hóa. Vậy khi bị bệnh cần chế độ ăn viêm loét dạ dày như thế nào?

1. Bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Trước khi tìm hiểu về chế độ ăn viêm loét dạ dày bạn cần hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện vết viêm loét trên bề mặt của niêm mạc dạ dày. Bệnh được chia thành hai dạng:

Viêm loét dạ dày cấp tính: Các dấu hiệu xuất hiện đột ngột, cơn đau dữ dội

– Viêm loét dạ dày mạn tính: Cơn đau xuất hiện âm ỉ, từ từ theo thời gian

Viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa

Viêm loét dạ dày là bệnh thường gặp ở hệ tiêu hóa

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày phổ biến

Mỗi người sẽ có các biểu hiện khi bị viêm loét dạ dày khác nhau. Một số trường hợp bệnh không có triệu chứng rõ rệt nên khó phát hiện. Tuy nhiên phần lớn các bệnh nhân sẽ có chung một số triệu chứng sau.

2.1 Đau bụng vùng thượng vị

Đây là dấu hiệu sớm và thường gặp nhất khi bị viêm loét dạ dày. Thời gian đau tăng lên khi quá đói hoặc sau khi ăn no. Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, thậm chí cả khi người bệnh đang ngủ.

2.2 Cảm giác chướng hơi hay đầy bụng khó tiêu diễn ra thường xuyên

Nếu thường xuyên có cảm giác đầy bụng, khó tiêu thì rất có thể bạn đã bị viêm loét dạ dày. Dạ dày gặp vấn đề sẽ khiến các hoạt động chậm lại. Thức ăn đưa vào cơ thể không được chuyển hóa hết bị ứ đọng lại gây chướng bụng.

2.3 Ợ chua hay ợ hơi

Hiện tượng ợ hơi là phản ứng bình thường của cơ thể. Vì thế nhiều người khi gặp dấu hiệu này thường chủ quan mà không biết rằng đây cũng là dấu hiệu cảnh báo dạ dày bị viêm loét.

2.4 Buồn nôn, nôn

Người bệnh sẽ thường có cảm giác buồn nôn, nôn. Bạn cần tới bệnh viện kiểm tra ngay nếu thấy trong dịch nôn có lẫn máu tươi hoặc màu đen. Bệnh nhân cũng thường có su hướng sụt cân khi bị bệnh do cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Đau thượng vị là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh

Đau thượng vị là dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày

Sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ niêm mạc và yếu tố tấn công khiến dạ dày bị tổn thương. Đây là cơ hội thuận lợi cho các tác nhân xấu gây ra viêm loét.

3.1 Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét

Vi khuẩn HP tấn công gây ra viêm loét dạ dày. Loại vi khuẩn này thường cư trú trong lớp nhầy của dạ dày. Khi ở thể ngủ chúng không gây hại cho dạ dày. Tuy nhiên nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tiết ra độc tố gây viêm loét niêm mạc dạ dày.

3.2 Ảnh hưởng của thuốc giảm đau, kháng viêm

Khi sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau trong thời gian dài sẽ ức chế khả năng tổng hợp prostaglandin. Prostaglandin là chất có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc dạ dày. Số lượng chất này sụt giảm khiến dạ dày dễ bị tổn thương

3.3 Thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh

Nhiều người có thói quen ăn uống thất thường, nhịn ăn, khi ăn quá no,..gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung. Bên cạnh đó thì việc ăn nhiều thức ăn gây kích thích dạ dày cũng tiềm ẩn nguy cơ gây viêm loét dạ dày.

3.4 Căng thẳng

Stress là một trong các nguyên nhân gây bệnh phổ biến ở xã hội hiện đại. Khi lo âu, căng thẳng hệ thần kinh sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid. Lượng acid dư thừa quá mức và tiếp xúc với niêm mạc dạ dày dần hình thành các vết viêm loét.

Ăn khuya dễ gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày

Ăn khuya dễ gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày

4. Chế độ ăn viêm loét dạ dày được các chuyên gia gợi ý

Dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh. Ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ giúp các vết viêm loét mau hồi phục. Ngược lại nếu ăn quá nhiều các thực phẩm gây kích thích dạ dày sẽ làm cho tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng hơn.

4.1 Những thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn viêm loét dạ dày

– Các loại rau xanh, trái cây tươi, các loại rau thuộc họ nhà cải: Bắp cải, súp lơ, củ cải,…vì chúng chứ nhiều chất xơ hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó chúng còn cung cấp vitamin và chất chống oxy hóa giúp tổn thương mau lành

– Trứng và các chế phẩm từ sữa có tác dụng trung hòa acid dịch vị

– Nên sử dụng mỡ thực vật thay cho mỡ động vật: Dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu mè

– Những món ăn làm từ tinh bột dễ tiêu: Bánh mì, cơm, cháo, khoai,…

– Các loại thực phẩm chứa lợi khuẩn: Sữa chua, phô mai, kim chi,…

– Uống thật nhiều nước mỗi ngày để cơ thể dễ dàng thanh lọc, trao đổi chất

– Thực phẩm đạm dễ tiêu có trong cá, thịt lợn nạc, ức gà,…

4.2 Những thực phẩm nên hạn chế ăn

– Nhóm thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày: Các loại rau già, cafe, rượu bia, trà, gia vị cay nóng, đồ ăn chiên rán, đồ chế biến sẵn…

– Thực phẩm gây tăng acid: Trái cây có vị chua( Xoài, chanh, khế,…); thực phẩm chua ( dấm, mẻ)…

– Thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng: Các loại dưa muối, nước ngọt và đồ uống trái cây có gas.

4.3 Các nguyên tắc cần áp dụng cho chế độ ăn viêm loét dạ dày

– Nên chế biến thức ăn bằng cách thái nhỏ, nấu nhừ, hấp, giúp dạ dày dễ tiêu hóa. Các cách chế biến này đảm bảo giữ được dinh dưỡng và dễ hấp thụ

– Ăn chậm, nhai kỹ và không vừa ăn vừa làm việc. Việc này giúp gia tăng bài tiết nước bọt, tiêu hóa dễ dàng hơn

– Nên chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày nhằm giảm áp lực lên dạ dày

– Hạn chế để bụng đói. Vì khi dạ dày rỗng sẽ co bóp mạnh hơn gây đau, chảy máu dạ dày. Bên cạnh đó nếu ăn quá no khiến dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng tới quá trình nhào trộn thức ăn

– Tránh ăn thức ăn quá đặc khiến dịch vị khó thấm vào thức ăn để tiêu hóa. Trường hợp ăn nhiều đồ nước sẽ làm loãng dịch vị, giảm khả năng tiêu hóa

– Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng đều làm dạ dày co bóp mạnh hơn

Chế độ ăn viêm loét dạ dày nên chia nhỏ thành nhiều bữa mỗi ngày

Chế độ ăn viêm loét dạ dày nên chia nhỏ thành nhiều bữa mỗi ngày

Mong rằng qua bài viết bạn sẽ xây dựng chế độ ăn viêm loét dạ dày hợp lý. Thực đơn dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm loét, ngăn các vết loét phát triển. Người bệnh cần thực hiện theo các lưu ý ở trên để các tổn thương nhanh chóng phục hồi.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital