Sỏi thận là căn bệnh rất nhiều người Việt mắc phải. Chế độ ăn uống có ảnh hưởng quan trọng trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi thận. Vậy chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận như thế nào là phù hợp?
Menu xem nhanh:
1. Nguyên tắc ăn uống cho người bị sỏi thận chuẩn nhất
Theo các chuyên gia y tế, người bị sỏi thận cần tuân thủ các nguyên tắc ăn uống sau đây:
1.1. Bổ sung canxi hợp lý – nguyên tắc ăn uống cho người bị sỏi thận không thể quên
Nhiều người nhầm lẫn cho rằng bản chất của sỏi là canxi nên cần kiêng tuyệt đối canxi trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên, tạo ra sỏi tiết niệu là do rất nhiều yếu tố khác. Nhiều người không ăn thực phẩm chứa canxi nhưng vẫn bị mắc sỏi tiết niệu. Nhưng cũng có những người ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như hải sản mà không hề mắc sỏi.
Thực tế, việc sử dụng và bổ sung thực phẩm, chế phẩm có chứa hàm lượng canxi phù hợp với cơ thể có thể giúp nguy cơ hình thành sỏi thận. Kiêng quá mức các thực phẩm có chứa canxi gây mất cân bằng có thể dẫn đến loãng xương. Đồng thời, cơ thể nếu thiếu canxi cũng dễ hấp thụ oxalat hơn, tăng khả năng tạo sỏi thận. Do đó, chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận cần bổ sung hợp lý thành phần canxi. Người bị sỏi thận nên bổ sung canxi dưới dạng thực phẩm tự nhiên như sữa chua, phô mai… Khi bổ sung sản phẩm thuốc canxi cần có chỉ định của bác sĩ.
1.2. Uống nhiều nước là nguyên tắc chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận quan trọng
Một trong những lý do gây ra tình trạng sỏi thận chính là thói quen lười uống nước. Do đó những người bị sỏi thận thì uống đủ nước càng đóng vai trò quan trọng. Lượng nước cung cấp cho cơ thể làm sao để lượng nước đào thải qua nước tiểu đạt hơn 2,5 lít một ngày. Đi tiểu nhiều lần và nhiều nước tiểu khiến sỏi thận khó tái phát và sỏi nhỏ dễ dàng được đào thải ra ngoài. Người bệnh có thể bổ sung nước lọc, nước hoa quả, nước canh…
1.3. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A và vitamin B6
Vitamin A và Vitamin B6 là hai loại vitamin rất tốt cho người bị sỏi thận. Vitamin B6 có thể làm giảm kết tủa tạo sỏi oxalat. Vitamin A có chức năng giúp điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu ở thận, do đó chống hình thành sỏi thận.
2. Ăn uống cho người bị sỏi thận – Nên kiêng gì?
2.1. Người bị sỏi thận nên giảm lượng muối ăn hàng ngày
Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận nên giảm muối giúp giảm xu hướng hình thành sỏi tại thận. Người bệnh sỏi thận không nên nêm muối khi chế biến thức ăn. Tránh ăn các loại thực phẩm nhiều muối như thịt chế biến sẵn, thức ăn nhanh, cá muối, đồ hộp, mì trộn…
2.2. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều oxalat
Bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa oxalat làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Do hàm lượng oxalat không được cơ thể hấp thụ hết sẽ đào thải qua thận. Oxalat trong nước tiểu kết hợp với canxi sẽ hình thành sỏi thận canxi-oxalat.
Để tránh dư thừa oxalat trong cơ thể, cần có biện pháp ăn uống hợp lý. Các loại thực phẩm giàu oxalat là rau chân vịt, đậu bắp, củ dền, cải xoăn, cần tây, sữa đậu nành… Ngoài ra, có thể ăn vừa phải những thực phẩm chứa oxalat kết hợp với ăn điều độ thực phẩm chứa canxi. Trong quá trình tiêu hóa, oxalat và canxi sẽ kết hợp với nhau trước khi đến thận, do đó sẽ giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi tại thận.
2.3. Bổ sung vitamin C phải có chỉ định của bác sĩ
Những người bị sỏi thận không nên uống quá 500mg vitamin C một ngày. Vì khi cơ thể tồn dư vitamin C, sẽ chuyển đổi thành oxalat tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Do đó, người bị bệnh sỏi thận không được tự ý sử dụng vitamin C khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.
Một số loại nước ép hoa quả giàu vitamin C như nước cam, nước chanh, nước bưởi… khi bổ sung cũng nên pha loãng để giảm nồng độ.
2.4. Người bị sỏi thận nên hạn chế bổ sung đạm động vật
Những thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt lợn… hay hải sản như cá, tôm… làm tăng acid uric trong nước tiểu. Điều này dễ gây ra sỏi urat tại thận. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều thịt cũng khiến tăng acid nước tiểu khiến sỏi dễ hình thành hơn.
3. Điều trị sỏi thận hiệu quả, ngăn ngừa tái phát
Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận hợp lý, khoa học có thể giúp người bệnh không bị tạo thêm sỏi. Đồng thời, nếu sỏi nhỏ có thể giúp sỏi tự đào thải ra khỏi cơ thể theo đường tiểu. Với những người sau điều trị sỏi thận, ăn uống còn giúp chống tái phát sỏi hiệu quả.
Với bệnh nhân sỏi thận kích thước to và đã có biến chứng thì can thiệp loại bỏ sỏi là cần thiết.
3.1. Điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể – Không mổ, không đau
– Phương pháp này sử dụng sóng xung kích hội tụ vào vị trí có sỏi làm vỡ sỏi mà không cần phải can thiệp dao kéo vào cơ thể, không uống thuốc kéo dài. Các mảnh sỏi vụn sau đó sẽ được đào thải ra ngoài theo nước tiểu.
– Đây là phương pháp không cần phẫu thuật, an toàn, không đau, người bệnh không cần nằm viện. Thời gian thực hiện rất nhanh, trung bình chỉ khoảng 30 phút.
– Sau thực hiện người bệnh có thể về nhà ngay, không tốn thời gian nghỉ dưỡng.
3.2. Điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi qua da đường hầm nhỏ – Sạch sỏi tối đa, ít đau, mau hồi phục
– Phương pháp này áp dụng tán với sỏi thận có kích thước lớn hơn 2cm.
– Khi thực hiện tán sỏi, bác sĩ sẽ chỉ rạch da khoảng 0,5 – 1cm vùng lưng hoặc thắt lưng tạo một đường hầm nhỏ vào thận. Sau đó, bác sĩ thao tác luồn ống nội soi và sử dụng máy Laser công suất lớn để phá vỡ viên sỏi, rồi hút ra ngoài qua đường hầm.
– Tán sỏi qua da giúp bệnh nhân ít đau đớn, ít chảy máu hơn, rút ngắn thời gian hồi phục. Ngoài ra, còn bảo vệ tối đa chức năng thận.
Người bệnh sau tán sỏi cần tuân thủ lịch tái khám cũng như hướng dẫn chế độ ăn uống và sinh hoạt từ bác sĩ. Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận và sau tán sỏi thận rất quan trọng, góp phần việc ngăn ngừa biến chứng do sỏi gây ra cũng như ngăn sỏi tái phát. Do đó, người dân nên chủ động thăm khám và có chế độ ăn uống phù hợp để sỏi thận không còn là mối lo lắng.