Cha mẹ cần biết: bé còi xương nên bổ sung gì?

Tham vấn bác sĩ

còi xương nên bổ sung gì là vấn đề mà nhiều cha mẹ quan tâm lo lắng. Một chế độ ăn vừa nhằm khắc phục tình trạng còi xương mà vẫn đảm bảo cân bằng những nhóm chất thiết yếu và các vi chất dinh dưỡng là gì?

Có thể nhiều người chưa biết, bệnh còi xương xảy ra khá phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi. Khi cơ thể trẻ không đủ lượng vitamin D để có thể hấp thụ canxi, phốt pho sẽ dẫn đến tình trạng xương không được bổ sung những chất này, dẫn đến còi xương, loãng xương.

Trẻ còi xương thường rơi vào những trường hợp trẻ sinh non, sinh thiếu tháng nhẹ cân, trẻ bị suy dinh dưỡng, mắc chứng khó hấp thu hoặc trẻ không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời,…

Menu xem nhanh:

1. Những dấu hiệu nào cho thấy trẻ có thể bị còi xương?

Những biểu hiện thường gặp của trẻ bị còi xương có thể được phát hiện như sau:

– Giấc ngủ của trẻ thường không trọn vẹn, trẻ hay bị tỉnh giấc và quấy khóc nhiều mỗi khi đi ngủ

– Trẻ ra nhiều mồ hôi kể cả khi không vận động hoặc khi thời tiết không nóng, nhất là khi ngủ

– Trẻ bị rụng tóc nhiều, có dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn

bé còi xương nên bổ sung gì

Quấy khóc và ngủ khó là dấu hiệu của trẻ còi xương

– Những cột mốc phát triển thông thường như lẫy, bò, mọc răng, biết nói, biết đi trẻ đều bị chậm hơn so với những trẻ khác.

– Phần thóp ở đầu trẻ mềm, rộng, thời gian để thóp đóng lâu hơn trẻ khác, trẻ có trán dô hoặc bẹt đầu.

– Lồng ngực của trẻ có phần xương ức bị nhô lên, chân trẻ bị vòng kiềng hoặc hình chữ X, xương cổ tay cổ chân bị bè,…

– Khi canxi máu giảm, có thể trẻ sẽ bị co giật.

Những trẻ bị sinh non, sinh đôi, có bệnh lý đường tiêu hóa hay ốm vặt có nguy cơ bị còi xương cao hơn. Cần phân biệt trẻ còi xương và trẻ gầy còm. Những trẻ bị gầy còm có thể thiếu dinh dưỡng nhưng không bị còi xương. Ngược lại, còi xương vẫn có thể rơi vào những trường hợp trẻ bị thừa cân béo phì do nhu cầu canxi và phốt pho của những trẻ này cao hơn.

2. Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương như thế nào?

2.1. Nguyên tắc khi bổ sung dinh dưỡng ở trẻ còi xương

Trẻ bị mắc bệnh còi xương cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng chính là tinh bột, chất béo, đạm, chất béo, đạm, chất xơ và khoáng chất.

Ngoài ra, với trẻ bị còi xương, việc tập trung bổ sung các loại vi chất như vitamin D, canxi, kẽm, phốt pho, sắt là rất quan trọng và cần thiết. Trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ cũng cần cung cấp đủ chất béo theo nhu cầu từ dầu mỡ để giúp trẻ hấp thu được vitamin D.

bé còi xương nên bổ sung gì

Cần cho trẻ ăn bổ sung những thực phẩm giàu vitamin D

Khi cho trẻ ăn theo chế độ chống còi xương, cần phải theo dõi tình trạng hấp thu của trẻ để can thiệp điều chỉnh kịp thời sao cho đạt hiệu quả nhất.

2.2. Bé còi xương nên bổ sung gì trong nhóm thực phẩm?

Trẻ còi xương cần có một chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm. Trong những nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ bị còi xương, các loại thực phẩm sau đây được xem là quan trọng đối với trẻ vì cung cấp những loại dưỡng chất cần thiết như:

– Chất đạm: có từ những thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, cá hồi, ốc, ngao, sò, sữa và các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng gà, một số loại ngũ cốc…

– Vitamin và khoáng chất: Các loại rau xanh có màu đậm như rau bina, bông cải xanh, rau muống, rau ngót,…các loại quả chín như chuối, táo, đu đủ, thanh long,…

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương rất quan trọng. Một phần giúp trẻ thoát khỏi bệnh còi xương, một phần ngăn ngừa không cho trẻ mắc bệnh, hỗ trợ cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.

2.3. Gợi ý những món bé còi xương nên bổ sung

Cha mẹ tham khảo những món ăn sau theo thực đơn đã được nhiều chuyên gia dinh dưỡng gợi ý dành cho trẻ bị còi xương như sau:

– Cháo tôm.

Cách nấu món cháo tôm: Tôm rửa sạch, lột bỏ vỏ rồi xay nhuyễn. Thêm một số loại rau như rau chân vịt, bông cải xanh lượng vừa đủ, rửa sạch, xay nhỏ hoặc băm nhỏ. Gạo xay ra hoặc để nguyên nấu thành cháo. Khi cháo chín cho tôm vào nấu chung cho đến khi tôm chín thì thêm rau vào đảo đều đến khi rau chín thì tắt bếp, sau đó thêm 1-2 thìa 5ml dầu ăn, dầu ô liu (lượng dầu ăn tùy theo lứa tuổi trẻ) vào là xong. Nên thường xuyên cho trẻ ăn cháo tôm vì món ăn này giàu canxi và protein.

– Cháo cua hạt sen.

Sau khi sơ chế sạch các nguyên liệu, xay cua lọc lấy nước. Trộn lẫn nước cua cùng bột đậu xanh và hạt sen rồi pha với bột cháo đun sôi để ăn 2 lần/ngày, khi cháo chín tắt bếp và thêm 1-2 thìa dầu/mỡ vào bát bột/cháo khuấy đều. Ăn khoảng nửa tháng đến 1 tháng để trẻ hấp thu được nhiều canxi có trong cua.

– Cháo cá.

Chọn những loại cá giàu dinh dưỡng như cá quả, cá chép. Rửa sạch và loại bỏ nội tạng cá xong thì hấp chín rồi gỡ thịt và xào qua với hành tỏi cho thơm. Xương và đầu cá có thể ninh rồi lọc lấy nước nấu cháo. Sau khi đã nấu cháo chín nhừ thì cho thịt cá vào để nấu thêm. Thêm rau và dầu mỡ theo nhu cầu của trẻ.

– Cháo lòng đỏ trứng.

Cách nấu cũng tương tự như các món cháo khác nhưng thay bằng lòng đỏ trứng gà đã luộc kỹ và tán nhuyễn rồi cho vào cháo.

bé còi xương nên bổ sung gì

Nên cho trẻ đi khám dinh dưỡng định kỳ hàng năm

Những món trên chỉ là một trong rất nhiều những món cháo có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương. Cha mẹ có thể tham khảo vào thay đổi thực đơn đa dạng giúp bổ sung đầy đủ chất cho trẻ, đồng thời cũng khiến trẻ ăn ngon miệng hơn.

3. Cách giúp trẻ không còn bị còi xương

Bệnh còi xương của trẻ nên được ngăn ngừa ngay từ giai đoạn mang thai của người mẹ. Khi đang trong thai kỳ, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình, nhất là vitamin D và canxi phải được bổ sung đầy đủ. Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng của mẹ sẽ hạn chế nguy cơ bị còi xương cho trẻ sau khi sinh ra.

Trẻ sau khi sinh nên được thường xuyên tắm nắng và được uống sữa mẹ hoàn toàn. Khi trẻ biết ăn dặm, cha mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm phong phú, nhiều loại thực phẩm giàu canxi phù hợp với từng độ tuổi phát triển của trẻ.

Với những trẻ có nguy cơ thiếu hụt vitamin D, canxi, photpho, cần được thăm khám và xét nghiệm để chỉ ra đúng mức vi chất mà trẻ đang thiếu hụt để có thể bổ sung theo đúng liều an toàn nhất.

Cha mẹ lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ, đó là luôn đảm bảo trẻ được ăn đủ 4 nhóm chất trong mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, cha mẹ nên đưa con đi khám dinh dưỡng định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần để được xét nghiệm kiểm tra các loại vi chất. Từ đó có thể xác định chính xác con đang thiếu hoặc thừa chất gì để điều chỉnh cho phù hợp.

Trên đây là những thông tin về các loại thực phẩm mà trẻ bị còi xương nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày mà cha mẹ cần biết. Hy vọng với những kiến thức về dinh dưỡng nêu trên, phụ huynh sẽ cải thiện được tình trạng còi xương của con hoặc giúp trẻ không bị mắc phải bệnh này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital