Cắt cơn đau dạ dày với các mẹo đơn giản tại nhà

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Đau dạ dày là chứng bệnh phổ biến, gây nhiều khó chịu cho người mắc phải. Người bệnh thường sử dụng nhiều biện pháp để giảm nhanh cơn đau tại nhà. Tuy nhiên, cắt cơn đau dạ dày như thế nào cho hiệu quả không phải là điều mà ai cũng nắm được. Thu Cúc TCI mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân dẫn đến chứng đau dạ dày

Đau dạ dày (hay đau bao tử), là tình trạng đau bắt nguồn từ tổn thương tại dạ dày. Thực tế, đây không phải là một bệnh, mà là triệu chứng trong một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa trên như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hay ung thư dạ dày… 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày, trong đó các yếu tố chính có thể kể đến như:

1.1 Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobarter Pylori)

Được coi là nguyên nhân chính gây nên nhiều bệnh tiêu hóa và cả đau dạ dày. Sự mất cân bằng giữa  yếu tố tấn công (vi khuẩn HP) và yếu tố bảo vệ (lớp nhầy niêm mạc) dẫn đến sự phát triển mạnh của loại vi khuẩn này, khiến dạ dày bị suy yếu, gây ra những tổn thương lớp niêm mạc dạ dày.

Bên cạnh đó, HP cũng là tác nhân làm tăng tỷ lệ tiến triển ung thư dạ dày. Do đó, ngay khi nghi ngờ đau dạ dày, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Vi khuẩn HP tiết ra một loại men làm loại bỏ lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc và sản sinh ra độc tố có khả năng làm thoái hóa, hoại tử tế bào dạ dày.

Vi khuẩn HP tiết ra một loại men làm loại bỏ lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc và sản sinh ra độc tố có khả năng làm thoái hóa, hoại tử tế bào dạ dày.

1.2 Lạm dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm trong thời gian dài

Đây là nhóm thuốc kém hòa tan trong môi trường axit dạ dày nên khi sử dụng trong thời gian dài có thể khiến chúng tích tụ thành đám, kích thích lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bên cạnh việc gây ra các cơn đau, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng nhưng nôn, buồn nôn, đầy hơi, chảy máu dạ dày tá tràng, sụt cân…

1.3 Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Chứng đau dạ dày dễ bắt gặp hơn ở những người có giờ giấc sinh hoạt thất thường và các thói quen xấu như: ăn uống không đúng giờ, ăn quá nhanh, ăn nhiều, ăn quá nhiều gia vị cay nóng, bị lạnh… Các yếu tố này tưởng chừng vô hại nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày.

1.4 Căng thẳng, lo âu

Sự căng thẳng, phiền não hay tức giận có thể kích thích dạ dày tăng bài tiết dịch vị axit. Axit dư thừa tại dạ dày trong trường hợp dạ dày rỗng, người bệnh để bụng đói có thể gây viêm loét, trào ngược dạ dày với biểu hiện là chứng đau dạ dày. 

2. Nhận biết chứng đau dạ dày

Đau dạ dày đặc trưng bởi những cơn đau vùng thượng vị. Người bệnh thường sẽ cảm thấy đau âm ỉ, nóng rát, khó chịu thay vì những cơ đau dữ dội. Đau có thể lan từ bụng lên ngực, ra sau lưng và dễ tái phát khi thời tiết thay đổi. 

Một số dấu hiệu đi kèm cũng có thể gợi ý cho chúng ta về một cơn đau dạ dày có thể kể đến:

– Nôn, buồn nôn

– Chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

– Ăn không ngon miệng, cơ thể suy nhược

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng này liên tục và kéo dài, người bệnh cần đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp.

3. Các cách cắt cơn đau tại nhà (tạm thời)

Trong trường hợp người bệnh nhân chưa thể đến cơ sở y tế thăm khám ngay lập tức và các cơn đau mới xuất hiện với mức độ đau từ nhẹ tới vừa, bệnh nhân có thể cân nhắc đến việc cắt cơn đau tạm thời bằng các mẹo đơn giản tại nhà.

3.1 Massage bụng, chườm nóng giúp cắt cơn đau dạ dày nhanh chóng

Massage bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ là cách làm đơn giản nhất giúp người bệnh giảm bớt những khó chịu do đau dạ dày. Chỉ cần thực hiện xoa bụng liên tục trong khoảng 10 phút, bạn có thể thấy cơn đau từ từ thuyên giảm. 

Khi biện pháp nói trên không đạt được hiệu quả, bệnh nhân có thể chuyển qua phương pháp chườm nóng. Bạn thực hiện bằng cách dùng một chai nước ấm, túi sưởi hay một ít muối rang bọc trong khăn vải sạch và chườm vào vùng bị đau. Đây là cách làm truyền thống có tác dụng tăng thông tuần hoàn máu, giảm co thắt dạ dày. 

Cắt cơ đau dạ dày bằng cách massage cùng chiều kim đồng hồ

Cắt cơ đau dạ dày bằng cách massage cùng chiều kim đồng hồ

3.2 Sử dụng thực phẩm thân thiện với dạ dày

Nước ấm

Uống một cốc nước ấm khi đang bị đau dạ dày sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Nước khi đi vào dạ dày sẽ pha loãng dịch vị, không chỉ giúp giảm bớt cảm giác đau mà còn giúp hệ tiêu hóa được rửa sạch và sẵn sàng cho những hoạt động tiếp theo trong ngày. 

Cơm trắng, bánh mì

Cơm trắng và bánh mì chứa một lượng lớn tinh bột trong thành phần. Tinh bột với đặc tính mềm dễ tiêu hóa khiến dạ dày không phải co bóp quá sức để nghiền nát thức ăn. Cơm trắng và bánh mì còn có khả năng thấm hút dịch vị, giúp trung hòa axit dạ dày, là giải pháp tạm thời nhằm giảm đau dạ dày hiệu quả. 

Mật ong và nghệ

Curcrumin có trong nghệ khi kết hợp với mật ong có thể đem lại hiệu quả chống viêm, giảm đau, đồng thời làm lành các vết loét. Chính vì đặc tính này, người bị đau dạ dày có thể sử dụng nghệ tươi ngâm mật ong hoặc tinh nghệ mật ong để hỗ trợ làm giảm nhanh các cơn đau.

Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng nghệ và mật ong, người bệnh không nên ăn các đồ dầu mỡ, chất kích thích hoặc thực phẩm quá nhiều xơ vì dễ gây tiêu chảy. Ngược lại nên thêm vào khẩu phần ăn các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 

3.3 Dùng thuốc để cắt cơn đau dạ dày

Áp dụng trong trường hợp các phương pháp nêu trên không đem lại hiệu quả. Lúc này, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các nhóm thuốc kháng axit, trung hòa axit dạ dày, thuốc tạo màng bao phủ ổ loét hay thuốc kháng sinh diệt HP…

Thuốc kháng tiết axit

Thuốc kháng axit có tác dụng ngăn tiết axit dạ dày làm giảm chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng. Trong đó 2 nhóm thuốc được sử dụng phổ biến bao gồm thuốc ức chế thụ thể histamin H2 và thuốc ức chế bơm proton. Người bệnh có thể sử dụng thuốc tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhãn gói. 

Lưu ý không sử dụng thuốc quá liều vì có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa gây táo bón, tiêu chảy...

Lưu ý không sử dụng thuốc quá liều vì có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa gây táo bón, tiêu chảy…

Thuốc trung hòa axit dạ dày

Với các thành phần magne trisilicat, nhôm hydroxit, canxi carbonat… nhóm thuốc này có khả năng trung hòa axit và giảm các triệu chứng đau dạ dày. Người bệnh có thể sử dụng thuốc để cắt cơn đau tạm thời, tuy nhiên việc dùng thuốc trong thời gian dài cần phải được sự tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa. Lạm dụng thuốc có thể khiến người bệnh bỏ qua những triệu chứng trong trường hợp bệnh tiếp tục tiến triển. 

Thuốc bao phủ vết loét

Có khả năng tạo kết dính với niêm mạc dạ dày thành vỏ bọc giúp bao phủ ổ loét, tránh tác động từ dịch vị, thức ăn khiến cơn đau tăng nặng. Chúng cũng có tác dụng giúp trung hòa acit tuy nhiên tác dụng yếu hơn thuốc kháng tiết axit và thuốc trung hòa axit dạ dày.

Thuốc kháng sinh diệt HP

Bên cạnh các nhóm thuốc điều trị triệu chứng đơn thuần, việc kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP (H. pylori) cũng là một phương pháp giúp loại trừ tác nhân hàng đầu gây viêm loét và các cơn đau dạ dày. Người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa khả năng vi khuẩn kháng thuốc và bệnh tái phát. 

Tóm lại, bằng việc áp dụng các phương pháp cắt cơn đau dạ dày tại nhà, người bệnh có thể giảm bớt những đau đớn, khó chịu trong trường hợp triệu chứng ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên cần lưu ý các cách làm này chỉ mang tính chất hỗ trợ, không thể thay thế chẩn đoán và phác đồ điều trị y khoa. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng bệnh, bạn cần nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital