Cảnh báo dấu hiệu của sỏi bàng quang người bệnh cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Một trong số các bệnh thường gặp ở đường tiết niệu, bệnh sỏi trong bàng quang nếu không được điều trị kipcó thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về các dấu hiệu của sỏi bàng quang để giúp bệnh nhân nhận diện và phát hiện sớm bệnh, điều trị hiệu quả.

1. Tìm hiểu thông tin cần biết bệnh sỏi bàng quang

Bàng quang hay còn gọi là bọng đái là bộ phận trữ nước tiểu từ thận tiết ra trước khi thoát ra khỏi cơ thể. Nước tiểu từ thận, vào niệu quản rồi di chuyển xuống bàng quang, cuối cùng là thoát ra qua niệu đạo.

Sỏi bàng quang chiếm tỷ lệ khoảng 1/3 ca sỏi trong hệ tiết niệu, thường gặp ở nam giới và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sỏi có thể tự hình thành do sự kết tinh khoáng chất và tinh thể trong nước tiểu hoặc cũng có thể là sỏi từ thận hoặc niệu quản “rơi” xuống bàng quang và kẹt lại ở đây. Sỏi bàng quang thường có hình tròn, ít khi xù xì góc cạnh và thường chỉ có một viên.

Sỏi bàng quang có thể hình thành với tất cả mọi đối tượng, giới tính, độ tuổi… Tuy nhiên, căn bệnh này nguy cơ cao với nhóm đối tượng sau đây:

– Sỏi bàng quang thường xảy ra với nam giới hơn nữ giới

– Sỏi có xu hướng gặp phổ biến ở người 50 tuổi trở lên

– Sỏi thường gặp hơn với những trường hợp dị dạng bàng quang hoặc mắc bệnh liên quan khiến bàng quang bị cản trở: phì đại hoặc u xơ tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo bởi nhiễm trùng hay sau phẫu thuật. Ngoài ra, người bệnh bị di chứng của đột quỵ, tổn thương tủy sống, mắc bệnh Parkinson, tiểu đường… cũng có nguy cơ mắc phải sỏi bàng quang.

Dấu hiệu của sỏi bàng quang trong hệ tiết niệu

Hình ảnh sỏi xuất hiện trong bàng quang

2. Những dấu hiệu điển hình của bệnh sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang khi kích thước chưa phát triển sẽ không gây ra nhiều triệu chứng và có thể tự trôi cùng nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, khi kích thước sỏi lớn, người bệnh có khả năng sẽ gặp phải một số triệu chứng dưới đây:

2.1 Tiểu buốt, khó tiểu, tiếu rắt, tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều về đêm

Những viên sỏi làm tắc nghẽn đường tiểu, gây ra hiện tượng đi tiểu khó khăn, đau buốt bộ phận sinh dục khi đi tiểu. Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân vận động nhiều, vận động nhanh và thay đổi tư thế. Một số trường hợp sỏi bàng quang gây tắc đường tiểu hoàn toàn, nước tiểu ứ đọng trong bàng quang, khiến bàng quang căng phồng từ đó tạo ra cầu bàng quang ở trên xương mu.

2.2 Nước tiểu có màu đậm và mùi hôi bất thường

Viên sỏi “chặn” trong bàng quang dẫn tới vi khuẩn có khả năng sinh sôi dẫn đến nhiễm trùng bàng quang. Khi bàng quang hay thận bị nhiễm trùng thì nước tiểu thường đục, màu đậm hơn bình thường. Khi đi tiểu, viên sỏi có thể cọ xát với niêm mạc bàng quang dẫn đến tổn thương người bệnh có thể đi tiểu ra máu nhạt.

Dấu hiệu của sỏi bàng quang

Màu nước tiểu bất thường là một trong những biểu hiện của bệnh sỏi bàng quang.

2.3 Dấu hiệu của sỏi bàng quang thường gặp – Người bệnh bị đau

Đau bụng dưới: Sỏi bàng quang hình thành và có thể di chuyển dẫn tới người bệnh bị đau bụng dưới. Tùy vào kích thước, số lượng và độ cứng của viên sỏi có thể khiến cơn đau có tính chất khác nhau. Tuy nhiên, nếu người bệnh thư giãn hoặc nghỉ ngơi, viên sỏi ít di động, ít cọ xát thì sẽ bớt đau đớn hơn.

Đau hoặc khó chịu dương vật ở nam giới: Bởi viên sỏi “nằm” ở ngay lối đi của nước tiểu, người bệnh sẽ có cảm giác đau, khó chịu dương vật, nước tiểu cũng không thoát được ra ngoài gây bí bách.

2.4 Dấu hiệu của sỏi bàng quang ít gặp – Sốt, ớn lạnh

Đối với những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể gây sốt, ớn lạnh. Đồng thời, niêm mạc bàng quang bị tổn thương dẫn đến các mô có thể bị “tấn công” gây đau đớn cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân mắc sỏi bàng quang nhưng không có nhiều dấu hiệu của bệnh hoặc triệu chứng không nặng nề nên khó phát hiện ra bệnh.

Cũng có nhiều trường hợp, triệu chứng lâm sàng của sỏi bàng quang có nhiều điểm tương đồng với triệu chứng của các bệnh như: u bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang… Do đó, để xác định chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân cần lựa chọn cơ sở y tế chuyên nghiệp, bác sĩ có chuyên môn cao.

3. Điều trị bệnh sỏi bàng quang

Trên thực tế, nếu sỏi bàng quang nhỏ và tính chất đơn giản, có thể tự đào thải ra ngoài khi bệnh nhân đi tiểu. Tuy nhiên khi sỏi lớn và tính chất phức tạp hơn, bệnh nhân cần điều trị để loại bỏ sỏi sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau như:

– Viêm bàng quang: Sỏi di chuyển liên tục trong bàng quang, cọ xát vào niêm mạc bàng quang dẫn đến tổn thương các mô, bàng quang bij trầy xước và chảy máu. Đồng thời, nước tiểu cũng bị chặn lại trong bàng quang dẫn đến vi khuẩn dễ sinh sôi gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng gây viêm bàng quang.

– Rối loạn chức năng bàng quang: Vì viên sỏi đã “chặn” đường ra của nước tiểu khiến người bệnh khó đi hết cơn tiểu, nhịn tiểu, đau buốt khi đi tiểu và thậm chí tiểu ngắt quãng vài lần liên tiếp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và cơ thể của người bệnh.

– Ung thư bàng quang: Sỏi trú ngụ quá lâu trong bàng quang là mối nguy hại lớn đối với hệ tiết niệu, dẫn đến bàng quang bị ứ nước kéo theo nhiều hệ lụy, suy giảm chức năng hệ tiết niệu, tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

Do đó, khi phát hiện bệnh, người bệnh cần điều trị kịp thời, nhanh chóng và cần lựa chọn được giải pháp điều trị chuẩn xác nhất với thể trạng bệnh nhân và viên sỏi:

3.1 Dùng thuốc

Nếu sỏi trong bàng quang nhỏ, không xù xì hay phức tạp, người bệnh có thể uống nhiều nước, sử dụng một số loại thuốc để thúc đẩy sỏi đào thải ra ngoài.

Khi sỏi lớn và mắc kẹt lại bàng quang hoặc có tính chất phức tạp, các bác sĩ sẽ chỉ định một số liệu pháp điều trị sau:

3.2 Tán sỏi

Hiện nay, nhờ sự phát triển của y học hiện đại, phương pháp tán sỏi ra đời và nhận được sự tin tưởng và lựa chọn của nhiều bác sĩ và bệnh nhân. Phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các kỹ thuật truyền thống như: nhẹ nhàng, không xâm lấn, không đau, tỉ lệ sạch sỏi cao và hồi phục nhanh chóng. Đối với sỏi bàng quang, người bệnh sẽ thường được chỉ định Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser.

giảm đau sỏi hiệu quả bằng cách điều trị dứt điểm, dấu hiệu của sỏi bàng quang

Tán sỏi nội soi ngược dòng – Loại bỏ sỏi bàng quang, chấm dứt khó chịu

Phương pháp này hoàn toàn can thiệp vào cơ thể theo “đường tự nhiên” là từ niệu đạo đi vào bàng quang, tiếp cận viện sỏi với dụng cụ nội soi và sử dụng laser với cường độ phù hợp để tán vỡ. Sau đó đưa mảnh vụn ra ngoài bằng đường nước tiểu. Sau khoảng 2 ngày theo dõi tại bệnh viện, bệnh nhân có thể xuất viện về nhà, sinh hoạt và làm việc bình thường.

3.3 Mổ mở lấy sỏi

Trường hợp sỏi lớn không thể can thiệp nội khoa hoặc tán sỏi, bác sĩ sẽ phẫu thuật để lấy sỏi cho bệnh nhân.

Đồng thời, để phòng ngừa hoặc điều trị sỏi bàng quang hiệu quả, người bệnh cũng nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh:

– Không nên ăn quá nhiều muối, thực phẩm nhiều oxalat và canxi để giảm nguy cơ tạo sỏi và tăng kich thước sỏi.

– Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều axit và vitamin C vì tăng nguy cơ tạo sỏi và tăng tình trạng viêm loét niêm mạc bàng quang.

– Không nên tiêu thụ nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp…

– Không nên sử dụng nhiều rượu bia, cà phê, nước ngọt…

– Không nên ăn nhiều đồ ăn cay, nóng.

Hi vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích về dấu hiệu sỏi bàng quang nói riêng và thông tin về căn bệnh này nói chung.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital