Cần lưu ý gì khi cấy que tránh thai khi cho con bú?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Trước khi cấy que tránh thai khi cho con bú, chị em cần tìm hiểu kỹ càng về một số điều như: thời điểm cấy que phù hợp nhất, sao cho đảm bảo an toàn sức khỏe, không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi cấy que là gì,…

1. Biện pháp sử dụng que cấy tránh thai là như thế nào?

Sử dụng que cấy giúp phụ nữ tránh khỏi khả năng mang thai ngoài ý muốn là một trong những biện pháp được nhiều chị em lựa chọn sử dụng. Biện pháp này mang hình dạng của một đoạn ống được làm bằng chất liệu nhựa dẻo, bên trong thân ống có chứa thuốc tránh thai loại hormone nội tiết. Sử dụng que cấy tránh thai giúp mang lại hiệu quả ngừa mang thai ngoài ý muốn bằng cách giải phóng hormone vào bên trong cơ thể một cách từ từ. Khi được cấy vào trong cơ thể, hormone nội tiết sẽ có tác dụng ức chế quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng, khiến quá trình thụ tinh không diễn ra. Bên cạnh đó, que cấy tránh thai còn có tác dụng ngăn chặn đường đi của phôi thai, khiến phôi thai không thể di chuyển bình thường vào làm tổ trong lớp niêm mạc bên trong tử cung.

cấy que tránh thai khi cho con bú là như thế nào

Sử dụng que cấy giúp phụ nữ tránh khỏi khả năng mang thai ngoài ý muốn là một trong những biện pháp được nhiều chị em lựa chọn sử dụng

Theo đó, biện pháp sử dụng que cấy tránh thai được các chị em lựa chọn sử dụng phổ biến hiện nay bởi chúng đem lại rất nhiều các ưu điểm đối với sức khỏe và khả năng mang thai của chị em phụ nữ. Que cấy tránh thai đem lại hiệu quả ngừa thai khá cao, có thể lên tới 99%. Ngoài ra, que cấy tránh thai còn có thể áp dụng vô cùng đơn giản, chị em có thể dễ dàng thực hiện biện pháp này tại những bệnh viện, cơ sở y tế trên khắp cả nước. Bên cạnh đó, que cấy tránh thai còn ít gây ra các tác dụng phụ đối với chị em.

2. Biện pháp sử dụng que cấy tránh thai đối với phụ nữ sau sinh

2.1. Cấy que tránh thai khi cho con bú có an toàn hay không?

Như đã nói, biện pháp sử dụng que cấy tránh thai là một trong những biện pháp được đánh giá là an toàn đối với sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Do đó, việc áp dụng biện pháp này cho đối tượng phụ nữ vừa sinh nở, đang trong thời kỳ cho con bú hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, chị em sẽ cần lưu ý thêm về thời điểm phù hợp để đặt vòng, cũng như một số các chú ý để quá trình đặt vòng diễn ra thuận lợi, vòng cũng phát huy được tối đa tác dụng bảo vệ.

2.2. Nên cấy que tránh thai khi đang cho con bú vào thời điểm như thế nào?

Phương pháp sử dụng que cấy tránh thai được đánh giá là hoàn toàn an toàn ngay cả khi trong thời gian mẹ vừa trải qua sinh nở và đang nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý tới thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp này là như thế nào cho phù hợp nhất.

Theo đó, thời điểm tốt nhất mà mẹ sau sinh có thể áp dụng biện pháp cấy que đó là khoảng 6 tuần sau khi sinh. Lúc này, cơ thể của mẹ đã dần dần ổn định lại về hormone nội tiết tố, cũng như ổn định dần về sức khỏe và thể chất. Do vậy, việc áp dụng biện pháp que cấy tránh thai vào thời điểm này sẽ mang lại cảm giác an toàn cho thoải mái nhất cho tâm lý của mẹ. Lúc này, mẹ không cần phải lo lắng về vấn đề có thể mang thai ngoài ý muốn hay không.

2.3. Một số tác dụng phụ mẹ có thể gặp sau khi thực hiện cấy que tránh thai là gì?

cấy que tránh thai khi cho con bú có an toàn không

Phương pháp sử dụng que cấy tránh thai an toàn ngay cả khi trong thời gian mẹ vừa trải qua sinh nở và đang nuôi con bằng sữa mẹ

Đối với bất cứ các biện pháp tránh thai nào, chị em đều có thể sẽ phải đối mặt với các tác dụng phụ sẽ xảy ra hoặc không. Các tác dụng phụ này sẽ tùy thuộc vào yếu tố cơ địa, sức khỏe cũng như hệ miễn dịch của mỗi người. Một số tác dụng phụ được ghi nhận là có thể xảy ra sau khi thực hiện biện pháp tránh thai cấy que đó là:

– Hiện tượng đau đầu, bị chóng mặt, mệt mỏi,…

– Sau khi thực hiện cấy que, chị em có thể bị đau nhức tại phần cánh tay, nơi có que cấy. Điều này hoàn toàn bình thường và có thể xảy ra bởi que cấy lúc này xuất hiện như một vật thể lạ đối với cơ thể. Hơn thế nữa, quá trình cấy que tránh thai sử dụng lực để đưa que vào bên dưới da cũng là một tác động lực khiến tổn thương phần mô mềm.

– Mẹ có thể sẽ gặp phải tình trạng bị đau bụng dưới, đau lưng sau khi thực hiện cấy que. Tình trạng và mức độ đau này sẽ phụ thuộc vào cơ địa, cũng như sức khỏe từng người.

– Hiện tượng sốt cao, bị nhiễm lạnh cũng có thể sẽ xảy ra hoặc không.

– Khu vực âm đạo bị chảy máu, xuất huyết sau khi thực hiện cấy que cũng là một hiện tượng có thể xảy ra sau quá trình thực hiện đặt que.

Thông thường, các hiện tượng, tác dụng phụ kể trên sẽ không gây ra những nguy hiểm và ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe và an toàn của phụ nữ sau sinh. Chúng sẽ từ từ thuyên giảm và biến mất sau 1 vài ngày hoặc vài tháng kể từ khi cấy que. Tuy nhiên, nếu các tác dụng phụ này kéo dài quá lâu, không có dấu hiệu thuyên giảm, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe, tinh thần của chị em phụ nữ thì chúng ta cần có sự chủ động đi thăm khám bác sĩ.

Trong trường hợp, chị em bị mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: ung thư, u nang, u xơ, tiền sử bị vô kinh, rối loạn kinh nguyệt,…thì chị em cần tham khảo, xin ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định cấy que tránh thai.

3. Một số phương pháp tránh thai an toàn khác đối với phụ nữ cho con bú

cấy que tránh thai khi cho con bú ra sao

Bao cao su là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều chị em lựa chọn sử dụng

Bên cạnh biện pháp sử dụng que cấy tránh thai, phụ nữ sau sinh và đang trong thời gian cho con bú cũng có thể áp dụng một số phương pháp tránh thai khác đó là: sử dụng bao cao su, phương pháp đặt vòng tránh thai, sử dụng phim tránh thai,…

3.1. Biện pháp sử dụng bao cao su

Bao cao su là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều chị em lựa chọn sử dụng. Bởi phương pháp này đem lại hiệu quả tránh thai khá cao. Hơn nữa, chúng còn giúp chị em phụ nữ phòng tránh khả năng bị mắc, lây lan các bệnh lý tình dục nguy hiểm. Bên cạnh đó, bao cao su còn có chi phí rẻ, phù hợp với nhiều trường hợp sử dụng, và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay việc nuôi con bằng sữa mẹ.

3.2. Phương pháp sử dụng vòng ngừa thai

Vòng tránh thai cũng là một trong số những biện pháp ngừa thai chị em có thể sử dụng nếu không áp dụng được biện pháp cấy que. Nếu muốn áp dụng biện pháp này, chị em cũng cần chờ đợi khoảng thời gian sau khi sinh nở khoảng 6 tuần, rồi mới nên thực hiện đặt vòng. Nếu vào thời điểm có thể đặt vòng, mà chị em chưa có kinh nguyệt xuất hiện trở lại, thì có thể đặt vòng vào bất cứ thời gian nào. Nếu chị em đã có kinh nguyệt trở lại, thì nên thực hiện đặt vòng vào 5 ngày đầu sau khi xuất hiện hành kinh.

Trước khi đặt vòng, chị em cần lưu ý không nên áp dụng khi chị em đang có bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm đường sinh dục hay gặp các bệnh về viêm niêm mạc tử cung, có tiền sử bị rối loạn kinh nguyệt,…

3.3. Một số biện pháp giúp phòng tránh thai khác

Một số biện pháp khác có thể kể tên đó là: sử dụng phim, màng chắn tránh thai, sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày,…Tuy nhiên, bất cứ biện pháp nào cũng cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ về ưu điểm, nhược điểm cũng như một số lưu ý giúp biện pháp tránh thai đó phát huy tối đa hiệu quả.

Liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được tư vấn thêm thông tin chi tiết hoặc đặt lịch thăm khám bác sĩ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital