- Bệnh Tai Mũi Họng ở trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm (ảnh minh họa).
Menu xem nhanh:
6 Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm Tai Mũi Họng
- Bệnh Tai Mũi Họng ở trẻ có thể do rất nhiều các nguyên nhân gây ra như ô nhiễm môi trường, thời tiết, lạm dụng thuốc kháng sinh, vệ sinh không sạch sẽ, …
Môi trường
Ở Việt Nam, trẻ bị viêm tai mũi họng nguyên nhân chiếm tỷ lệ lớn trong những nguyên nhân được thống kê là do môi trường ô nhiễm. Trong các kết quả nghiên cứu khoa học cho biết rằng, việc thường xuyên sống trong môi trường khói bụi là nguyên nhân chính gây bệnh Tai Mũi Họng không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ em. Tỷ lệ trẻ sống gần khu vực nhà máy xí nghiệp, khu công nghiệp có nguy cơ mắc những bệnh Tai Mũi Họng cao hơn những trẻ khác.
Điều kiện thời tiết
Việt Nam là nước có nền nhiệt nóng ẩm, có 4 mùa trong một năm. Đây là điều kiện rất thuận lợi để vi khuẩn tấn công cơ thể gây bệnh của trẻ, đặc biệt là cơ quan hô hấp. Trong các thời điểm giao mùa (nóng – lạnh) như hiện nay, tỉ lệ trẻ mắc bệnh tai mũi họng ngày càng tăng cao, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
Lạm dụng thuốc kháng sinh
Lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh trong điều trị khiến cơ thể trẻ dễ bị “nhờn” thuốc. Tình trạng kháng kháng sinh xảy ra khiến trẻ dễ tái phát các bệnh tai mũi họng và việc điều trị trở lên khó khăn hơn bình thường.
Cơ địa bị dị ứng
Một vài trẻ gặp phải tình trạng dị ứng khi tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, hệ hô hấp (tai-mũi-họng) của trẻ kém, …
Vấn đề vệ sinh
Vệ sinh cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng giúp trẻ phòng tránh những bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc bệnh lí tai mũi họng. Việc vệ sinh nên được thực hiện bằng cách sử dụng nước muối sinh lí súc miệng hàng ngày cho trẻ. Vệ sinh tay và đồ chơi hàng ngày cho trẻ để tránh các virus, vi khuẩn xâm nhập qua các cơ quan hô hấp gây bệnh tai mũi họng.
- Chuyên khoa Tai Mũi Họng Thu Cúc là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng cho trẻ.
Cách xử trí khi trẻ bị viêm Tai Mũi Họng
Theo thống kê từ bệnh viện Nhi Trung Ương, 50% số trẻ đến khám hàng ngày liên quan đến tai mũi họng. Đặc biệt, trẻ bị viêm họng ban đầu là do virus mà không phải từ vi khuẩn, nên cách điều trị bằng kháng sinh là không phải cần thiết.
Theo lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Thu Cúc, khi trẻ bị viêm tai mũi họng ba mẹ nên xử trí bằng một số biện pháp như sau:
– Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của thầy thuốc, vì có thể làm bệnh nặng hơn; tuyệt đối không dùng thuốc nhỏ mũi của người lớn cho trẻ em. Khi thấy viêm mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
– Tạo thói quen đội mũ ,đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài. Vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tránh ăn các hàng quán lề đường, những nơi không đảm bảo vệ sinh.
– Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước bởi vì trẻ thường đổ mồ hôi nhiều, tránh uống nước đá, nước lạnh, tránh nơi có khói thuốc lá hoặc bụi bặm nhiều.
– Khi trẻ có các dấu hiệu nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín như phòng khám Tai Mũi Họng Thu Cúc để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị trực tiếp cho trẻ.