Rong kinh là bệnh lý bất cứ chị em nào cũng có thể mắc phải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều trị rong kinh tại nhà bằng phương pháp dân gian là cách được khá nhiều người áp dụng. Nhưng cách trị rong kinh tại nhà có thực sự hiệu quả và khi nào người bị rong kinh nên đến bệnh viện để thăm khám? Theo dõi bài viết này để nhận được câu trả lời nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng rong kinh là gì?
Rong kinh là thuật ngữ chỉ tình trạng nữ giới hành kinh vào đúng chu kỳ kinh nguyệt nhưng thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu bị mất vượt quá 80ml/chu kỳ (chu kỳ hành kinh bình thường chỉ kéo dài từ 3 – 5 ngày, và mất khoảng 50 – 70 ml máu).
Rong kinh có thể do đơn thuần là triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt (rong kinh do cơ năng), nhưng cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tử cung và buồng trứng (rong kinh do thực thể).
Rong kinh kéo dài gây cho người bệnh nhiều phiền toái trong sinh hoạt, đồng thời cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tăng tỉ lệ viêm nhiễm phụ khoa, gây nguy hiểm cho chức năng sinh sản, dễ dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.
Rong kinh kéo dài quá lâu (trên 7 ngày) người bệnh sẽ cảm thấy: chóng mặt, nôn nao, nhịp tim nhanh, tay chân run, sức khỏe suy yếu,….
2. Cách điều trị rong kinh tại nhà có hiệu quả
2.1 Cách trị rong kinh tại nhà bằng phương pháp dân gian
Điều trị rong kinh tại nhà theo dân gian là phương pháp được lưu truyền rộng rãi, tuy nhiên các bài thuốc này hiện vẫn chưa được khoa học kiểm chứng về tính hiệu quả, vì thế bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian để bạn tham khảo.
– Gừng: Gừng tươi rửa, gọt sạch vỏ, thái chỉ nhỏ, sau đó đun sôi với một bát nước; lọc nước pha với 1 thìa mật ong và uống. Nếu bị rong kinh kèm đau bụng có thể giã nát gừng và đắp lên bụng dưới khoảng 30 phút để làm giảm triệu chứng.
– Ngải cứu: Lấy một nắm lá ngải cứu, rửa sạch, đun sôi với lượng nước vừa phải; khi nước cạn còn một nửa thì chắt ra để uống. Uống hàng ngày trước khi hành kinh 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. Hoặc có thể dùng ngải cứu như một loại rau trong các bữa ăn (trứng đúc ngải cứu, tim hầm ngải cứu, gà hầm ngải cứu thuốc bắc…).
– Bột quế: Dùng 1 thìa bột quế pha vào cốc nước lạnh, mỗi ngày uống 3 cốc, hiện tượng rong kinh sẽ dần được khắc phục.
– Nhọ nồi: Lấy 2 – 3 nắm lá nhọ nồi tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất. Sau đó xay nhuyễn và chắt nước cốt ra để uống. Nên uống nước nhọ nồi cả trước và trong những ngày hành kinh.
– Rau dền: Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10 – 15g uống thay nước trà.
– Quả đu đủ xanh: Đu đủ xanh gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa phải rồi cho vào máy ép để lấy nước, mỗi ngày uống 2 cốc trước khi hành kinh để cải thiện tình trạng.
– Cây cứt lợn: Lấy khoảng 50g cây cứt lợn tươi, đem rửa sạch và giã nát, cho thêm một ít nước ấm. Sau đó rây lọc lấy nước để uống 1 lần vào buổi sáng. Uống liên tục trong 4 ngày.
2.2 Cách trị rong kinh tại nhà bằng phương pháp tự nhiên
– Sử dụng nhiệt ấm: Áp dụng nhiệt ấm lên vùng bụng dưới có thể giúp giảm đau và co bóp trong quá trình rong kinh. Bạn có thể sử dụng chai nước nóng hoặc gói nhiệt ấm để áp dụng nhiệt lên vùng bụng. Nếu không có chai nước nóng, bạn có thể sử dụng khăn ấm để làm điều này. Hãy đảm bảo kiểm tra nhiệt độ trước khi áp dụng lên da để tránh bỏng.
– Uống nhiều nước: Dường như đi ngược lại, nhưng việc uống đủ nước có thể giúp giảm triệu chứng rong kinh. Uống nhiều nước giúp giảm sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể và giảm khả năng bị sưng. Hãy tránh uống nhiều đồ uống chứa caffeine và cồn, vì chúng có thể làm tăng sự phân tán nước và tăng triệu chứng rong kinh.
– Ăn chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống có tác động đáng kể đến quá trình kinh nguyệt. Ăn nhiều rau quả, thực phẩm giàu chất xơ và thực phẩm giàu omega-3 có thể giúp giảm sự viêm nhiễm và triệu chứng rong kinh. Hạn chế đồ ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều chất béo và đường.
– Tập thể dục nhẹ nhàng: Mặc dù có thể khó khăn trong quá trình rong kinh, nhưng việc tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp giảm triệu chứng và cải thiện tâm trạng. Những hoạt động như đi bộ nhẹ, yoga hoặc bơi lội đều có thể lợi ích trong việc giảm đau và căng thẳng trong quá trình rong kinh. Tuy nhiên, hãy lắng nghe cơ thể của bạn và tập thể dục theo mức độ thoải mái, tránh các hoạt động quá mạnh hoặc gắng sức.
3. Khi nào rong kinh cần đi khám bác sĩ ?
Cách trị rong kinh tại nhà bằng phương pháp dân gian hiện vẫn chưa được kiểm chứng bằng khoa học. Nếu triệu chứng rong kinh của bạn không được cải thiện sau khi thử các biện pháp tự nhiên hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm hiểu về các phương pháp điều trị khác. Bác sĩ có thể đề xuất các loại thuốc hoặc liệu pháp thích hợp dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn.
Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rong kinh ở nữ giới cần phải tới bệnh viện để khám bệnh và điều trị, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra là:
– Rong kinh do bệnh lý: U nang buồng trứng, u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư nội mạc tử cung, bệnh tuyến giáp,…
– Rong kinh do tác dụng phụ của dụng cụ tránh thai (vòng tránh thai, que tránh thai)
– Rong kinh do lạm dụng thuốc tránh thai dẫn đến nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi. Ngoài ra, thuốc tránh thai còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
– Rong kinh do nhiễm trùng, mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, viêm nội mạc tử cung,…
– Rong kinh do sảy thai
Sau khi kiểm tra, tùy vào tình trạng của bệnh nhân các bác sĩ sẽ có phương án điều trị riêng, có thể dùng thuốc theo đơn hoặc điều trị bằng phương pháp ngoại khoa – phẫu thuật – cách chữa rong kinh nhanh chóng và triệt để nhất.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh rong kinh cũng như phương pháp điều trị rong kinh, bạn có thể liên hệ với Hệ Thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.