Mất ngủ có thể do bệnh lý, các thói quen sinh hoạt không khoa học hoặc những tác nhân khác. Căn cứ vào nguyên nhân sẽ có cách trị chứng mất ngủ phù hợp. Nếu mất ngủ do thói quen xấu, bạn cần phải thay đổi nếp sống khoa học hơn. Nếu mất ngủ do nguyên nhân bệnh lý, cần sớm tìm ra nguyên nhân để điều trị hiệu quả, ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.
Menu xem nhanh:
1. Tác hại nghiêm trọng của chứng mất ngủ
Mất ngủ là một dạng của rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ đi cùng với các triệu chứng như không ngủ được, khó ngủ, thức dậy quá sớm, mệt mỏi,.. Mất ngủ kéo dài sẽ mang đến nhiều tác hại nguy hiểm cho người bệnh như:
– Suy giảm trí nhớ: Mất ngủ thường xuyên làm giảm hoạt động của não bộ, từ đó làm trí nhớ suy giảm.
– Rối loạn tâm lý: Khi mất ngủ, cơ thể trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, dễ cáu gắt. Nếu không chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến một số vấn đề như rối loạn lo âu, trầm cảm,…
– Tăng huyết áp: Hệ thần kinh căng thẳng, hoạt động quá tải khi người bệnh mất ngủ thường xuyên. Từ đó tạo áp lực cho tim làm tăng huyết áp.
– Rối loạn nội tiết: Mất ngủ làm cơ thể giải phóng thêm nhiều cortisol, phá vỡ cấu trúc collagen khiến da xuống cấp nhanh chóng làm da nhăn nheo, xuất hiện nhiều nếp nhăn, hay cáu gắt,…
– Tăng nguy cơ đột quỵ: Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa kỳ thì nếu ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm, nguy cơ đột quỵ tăng đến 83%.
– Ngoài ra, mất ngủ còn làm giảm sinh lý, tăng khả năng mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, các bệnh liên quan đến tim mạch,…
Vì vậy, để tránh các hệ lụy nghiêm trọng khi bị mất ngủ kéo dài, người bệnh cần sớm thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để phát hiện nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ
2.1. Mất ngủ do nguyên nhân bệnh lý
Các bệnh lý là nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất ngủ. Các bệnh lý dễ gây ra tình trạng mất ngủ có thể kể đến như:
Bệnh tuyến giáp
Các hoạt động bất thường của tuyến giáp, đặc biệt là cường giáp làm giảm khả năng trao đổi chất của cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn, khó đi vào giấc ngủ. Suy giáp khiến người bệnh mệt mỏi, yếu sức, nhịp tim chậm, dễ mất ngủ.
Bệnh lý tai mũi họng
Tình trạng viêm mũi, xoang gây tắc nghẽn, nghẹt mũi. Triệu chứng có thể xuất hiện cả ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ, lâu ngày sẽ dẫn đến chứng mất ngủ.
Bệnh viêm khớp
Người bị mắc bệnh viêm khớp thường cảm thấy đau đớn, khó chịu bởi tình trạng viêm khiến người bệnh không ngủ được.
Bệnh tim mạch
Một số người mắc bệnh về tim mạch cảm thấy khó thở về đêm, đau ngực khi gắng sức ho,… gây khó chịu và làm giấc ngủ bị gián đoạn
Trào ngược dạ dày
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng mất ngủ, đặc biệt là với những người từ 45 đến 64 tuổi. Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh thường ợ nóng, ho và nghẹt thở khi nằm xuống. Đi kèm với đó là một số triệu chứng như viêm nướu, đau họng, ợ hơi,… khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mất ngủ.
Bệnh lý về hệ thần kinh
Đau đầu migraine, u não, thiếu máu não, rối loạn tiền đình, viêm dây thần kinh,… ảnh hưởng trực tiếp tới não bộ, dễ gây chứng mất ngủ.
2.2. Mất ngủ do nguyên nhân khác
– Thay đổi nội tiết tố, tiền mãn kinh, mãn kinh: Rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ cũng dễ gây mất ngủ. Một số hormone như adrenaline làm cho não bộ luôn cảm thấy tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ.
– Các thói quen xấu trong sinh hoạt: Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, ngủ muộn, ngủ trưa quá nhiều, ít vận động, tập thể dục muộn,…
– Ăn quá nhiều, quá no vào buổi tối: Ăn quá nhiều khiến bạn cảm thấy khó chịu khi nằm. Nhiều người có thể bị trào ngược dạ dày, ợ chua sau khi ăn gây khó ngủ.
– Việc lạm dụng các chất kích thích như bia rượu, cà phê,… có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ buổi đêm.
– Lo âu, căng thẳng: Áp lực trong cuộc sống và công việc có thể dẫn đến mất ngủ. Hoặc đột ngột gặp biến cố gây chấn thương tâm lý như người thân mất, chia tay, ly hôn, mất việc,…
– Thay đổi nhịp sinh học cơ thể: Khi thay đổi liên tục lịch làm việc, thường xuyên đi đến các địa điểm lệch múi giờ có thể làm xáo trộn nhịp sinh học của cơ thể, dẫn đến mất ngủ hoặc khó ngủ.
– Tuổi tác: Những người lớn tuổi thường khó ngủ, mỗi đêm thường chỉ ngủ được khoảng 3 – 4 tiếng. Họ dễ tỉnh giấc giữa đêm hơn so với nhóm người trẻ.
– Môi trường ngủ bất lợi: Phòng ngủ bẩn, ẩm thấp, ô nhiễm tiếng ồn, quá nóng hoặc quá lạnh, ánh sáng không phù hợp. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ không ngủ được sâu.
3. Cách trị chứng mất ngủ
3.1. Cách trị chứng mất ngủ do bệnh lý
Cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra bệnh lý gây tình trạng mất ngủ. Sử dụng thuốc điều trị triệt để hoặc kiểm soát tốt các bệnh lý này.
Chẳng hạn như mất ngủ do bệnh tiểu đường cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết trong cơ thể. Hay mất ngủ do trào ngược dạ dày thì sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày để chấm dứt.
Mất ngủ kéo dài nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ kinh niên. Người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, hoạt động chậm chạp. Từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống tăng nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não). Lúc này người bệnh cần đến gặp bác sĩ để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh và tuân theo phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra.
Các bác sĩ khoa Nội thần kinh dựa trên tình trạng bệnh, thói quen sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Ngoài ra có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân bệnh. Sau đó đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
Đặc biệt, người bệnh cần lưu ý tuyệt đối không tự sử dụng thuốc, tự điều trị vì có thể gây ra các hiệu quả ngược không mong muốn.
3.2. Cách trị chứng mất ngủ do các nguyên nhân khác
Ở mức độ nhẹ hơn, bệnh nhân bị mất ngủ do căng thẳng, thói quen xấu, tuổi tác,… Bệnh nhân có thể áp dụng các cách hỗ trợ trị chứng mất ngủ đơn giản như
– Thay đổi thói quen ngủ, điều chỉnh lịch ngủ, tạo không gian ngủ thư giãn
– Có chế độ ăn uống phù hợp
– Hạn chế tối đa căng thẳng bằng cách suy nghĩ tích cực. Tránh suy nghĩ quá nhiều, gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, vui vẻ,…
Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, người bệnh nên áp dụng tích cực thói quen sinh hoạt lành mạnh như:
– Hạn chế làm việc khi đã lên giường
– Không sử dụng các chất kích thích vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ.
– Không ngủ trưa quá 60 phút
– Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, có thể tham khảo một số bộ môn như yoga, đi bộ,..
4. Một số sai lầm bệnh nhân thường gặp trong điều trị chứng mất ngủ
– Thay đổi bác sĩ, phác đồ điều trị liên tục:
– Khi thấy bệnh có tiến triển thì dừng thuốc, ngưng điều trị
– Áp dụng các phương pháp điều trị mà không có ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa
Mất ngủ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe người bệnh. Tình trạng sức khỏe sụt giảm nghiêm trọng thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Chính vì thế khi nhận thấy dấu hiệu của chứng mất ngủ, người bệnh cần thăm khám bác sí. Các bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để xác định tình trạng mất ngủ, tìm đúng nguyên nhân. Từ đó sẽ có cách trị chứng mất ngủ hiệu quả với từng trường hợp.