Cách phòng chống bệnh viêm ruột thừa

Hiện nay vẫn chưa có cách nào cách phòng chống bệnh viêm ruột thừa. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng một số phương pháp để giảm nguy cơ phát triển bệnh ruột thừa. 

1. Cách phòng chống bệnh viêm ruột thừa phát triển

Hiện nay chưa có cách phòng chống bệnh viêm ruột thừa nào hiệu quả. Khi người bệnh được chẩn đoán viêm ruột thừa, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật ngay lập tức. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có thể giảm nguy cơ viêm ruột thừa bằng một vài thực phẩm. Chế độ ăn bổ sung nhiều chất xơ có thể giảm nguy cơ phát triển viêm ruột thừa. 

Ngoài ra, người bệnh nên lưu ý các biến chứng sau khi phẫu thuật cắt ruột thừa. Vì vậy cần: tránh phát triển các vấn đề nguy hiểm khác liên quan đến nhiễm trùng, sử dụng thuốc kháng sinh đúng theo chỉ định của bác sĩ,… Trong trường hợp có bất thường với vết mổ, người bệnh nên thông báo với bác sĩ ngay lập tức. Nếu gặp phải các triệu chứng khác như sốt, nôn mửa, đau bụng… sau khi phẫu thuật ruột thừa thì có thể do bạn đang mắc bệnh nhiễm trùng. Lúc này cần đến bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám và điều trị. 

Cách phòng chống bệnh viêm ruột thừa hiệu quả

Viêm ruột thừa cần được điều trị sớm

2. Cách phòng chống bệnh viêm ruột thừa qua lối sống

2.1 Cách phòng chống bệnh viêm ruột thừa bằng bổ sung rau củ quả

Ăn nhiều trái cây là cách hiệu quả để cải thiện tiêu hóa. Trái cây có chứa nhiều chất xơ, giảm nguy cơ viêm ruột thừa. Chất xơ có khả năng làm sạch tạp chất bên trong cơ thể. Có thể tìm thấy chất xơ trong các loại trái cây như lê, táo, xoài, đu đủ, chuối, mâm xôi… Ngoài ra, hoa quả còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch và sức khỏe.

Trong rau cũng có nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nên ăn các loại rau có màu xanh đậm chứa nhiều xơ và vitamin. Ngoài ra các loại đậu, củ cải, cà rốt, khoai tây… cũng cung cấp chất xơ trong cơ thể. Các loại rau họ cải còn giúp trung hòa bớt độc tố trong ruột.

Ngũ cốc cũng là một trong những loại thực phẩm được khuyến khích. Bởi ăn ngũ cốc hỗ trợ cho đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ bệnh viêm ruột thừa. Ngũ cốc nguyên hạt hiện nay có thể dễ dàng được tìm thấy trong các siêu thị. 

2.2 Cách phòng chống bệnh viêm ruột thừa bằng thực phẩm chống viêm

Có nhiều loại thực phẩm có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt trong tự nhiên mà bạn không nên bỏ qua. Có thể kể đến như:

– Nghệ: Giảm viêm ruột thừa đồng thời giúp thuyên giảm cơn đau.

– Chanh: Giúp giảm đau, điều trị hiệu quả chứng táo bón, khó tiêu.

– Gừng: Giảm triệu chứng ói mửa, buồn nôn

– Húng quế: Làm dịu cơn đau đồng thời giảm sưng, giảm sốt. 

2.3 Uống nhiều nước mỗi ngày

Chắc hẳn chúng ta đều không xa lạ gì với các khuyến cáo cần uống đủ nước mỗi ngày. Nước không chỉ có tác dụng tốt với cơ thể, mà còn rất tốt cho sức khỏe. Uống nhiều nước mỗi ngày có khả năng giúp làm sạch đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Đồng thời cũng giúp tránh tắc nghẽn gây viêm đau ruột thừa

Cách phòng chống bệnh viêm ruột thừa qua ăn uống

Ăn nhiều rau xanh, trái cây để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

3. Cách phòng chống bệnh viêm ruột thừa và điều trị

Phương pháp điều trị tiêu chuẩn của bệnh viêm ruột thừa là cắt bỏ ruột thừa bị viêm. Bác sĩ có thể cho người bệnh điều trị bằng kháng sinh trước khi phẫu thuật để ngăn nguy cơ nhiễm trùng. Do nếu bệnh có biến chứng vỡ ruột thừa sẽ khiến các chất tràn vào khoang bụng, gây viêm phúc mạc đe dọa tính mạc. Nếu xuất hiện áp xe, bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu dưới da.

3.1 Phẫu thuật mổ mở cắt bỏ ruột thừa

Phẫu thuật mổ mở là phẫu thuật hở để cắt bỏ ruột thừa. Thực hiện bằng cách rạch da ở vùng bụng khoảng 5-10cm. Đây là phương pháp rất ít được áp dụng. Chỉ khi ruột thừa nằm ở vị trí bất thường, viêm ruột thừa có biến chứng mà không thể phẫu thuật nội soi thì mới áp dụng. 

Ngoài ra trong trường hợp viêm phúc mạc ruột thừa mà ruột quá chướng hơi, ổ bụng quá bẩn không thể thông qua phẫu thuật nội soi làm sạch thì lựa chọn tối ưu nhất mới là mổ mở. Việc chuyển từ nội soi sang mổ mở là quyết định dựa trên hiệu quả điều trị và sự an toàn của bệnh nhân. Trường hợp viêm ruột thừa có biến chứng vỡ cần mổ mở, người bệnh thường phải nằm viện khoảng 5 ngày.

3.2 Phẫu thuật nội soi cắt bỏ ruột thừa

Phẫu thuật nội soi là phẫu thuật thông qua lỗ nhỏ ở bụng. Trong quá trình làm phẫu thuật, bác sĩ đưa vào bụng người bệnh camera video hình ảnh và những thiết bị chuyên dùng để cắt ruột thừa. Phẫu thuật nội soi giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng hơn, vết thương ít đau và ít khả năng để lại sẹo. Đây là lựa chọn tốt nhất cho hầu hết mọi bệnh nhân. 

Trừ những người bệnh có chống chỉ định nội soi như: Bệnh tim mạch và bệnh hô hấp nặng, người đã phẫu thuật ổ bụng trước đó (mang tính tương đối). Thông thường, với các trường hợp người bệnh viêm ruột thừa không có biến chứng được phẫu thuật nội soi sẽ hồi phục nhanh hơn. Người bệnh thường chỉ cần nằm viện 1-2 ngày là có thể vể nhà nghỉ ngơi. 

3.3 Điều trị không phẫu thuật

Một vài trường hợp viêm ruột thừa cấp không xuất hiện biến chứng có thể điều trị với kháng sinh tỉ lệ thành công hơn 90%. Tuy nhiên, khả năng có tỷ lệ tái phát sau điều trị không mổ sau một năm là cao hơn khoảng 30%. Bởi vậy nên phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm vẫn là phương pháp “tiêu chuẩn vàng” cho điều trị viêm ruột thừa cấp. 

Trường hợp viêm ruột thừa có biến chứng áp xe, người bệnh sẽ được điều trị với chọc dẫn lưu áp xe dưới siêu âm kết hợp với điều trị bằng kháng sinh. Sau đó bác sĩ sẽ xem xét cắt ruột thừa sau 6 tháng khi người bệnh đã ổn định. 

Với trường hợp viêm ruột thừa không biến chứng, trong điều kiện tình trạng người bệnh không đảm bảo cho phẫu thuật có thể cân nhắc điều trụi bảo tồn. Đó là các trường hợp như: Người bị rối loạn đông máu nặng, người có bệnh nội khoa kèm rất nặng, người có bệnh không thể chịu được phẫu thuật… được điều trị kháng sinh duy trì.

các cách phòng chống bệnh viêm ruột thừa

Điều trị viêm ruột thừa hiệu quả nhất là cắt bỏ phần ruột viêm

4. Biến chứng sau khi phẫu thuật

 Tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật cắt ruột thừa là từ 4-15%. Một số biến chứng bao gồm:

– Xuất huyết vết mổ hoặc ổ bụng

– Nhiễm trùng ở vết mổ hoặc ổ bụng

– Dịch áp xe tồn lưu

– Tổn thương tạng rỗng

– Dính ruột sau mổ

– Thuyên tắc mạch, phổi do gây mê

Tỷ lệ biến chứng trong phẫu thuật ruột thừa tùy thuộc vào thời điểm chữa trị ruột thừa viêm đã có biến chứng chưa. Phương pháp phẫu thuật và các bệnh lý kèm theo của người bệnh ra sau. Ví dụ như: Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ của nội soi thấp hơn mổ mở, người bệnh điều trị sớm sẽ ít có tỷ lệ biến chứng hơn,….

Không có cách phòng chống bệnh viêm ruột thừa tuy nhiên có thể tránh được biến chứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khi có các biểu hiện viêm ruột thừa, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chữa trị kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital