Cách chăm sóc răng sau hàn trám điều trị sâu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Bệnh lý sâu răng hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Để điều trị triệt để sâu răng ở các mức độ từ nhẹ đến trung bình, hàn răng là phương pháp được các nha sĩ khuyên dùng. Vậy hàn răng là thủ thuật gì? Cách chăm sóc răng sau hàn đúng là như thế nào?

1. Hàn sớm giúp giảm nguy cơ biến chứng từ răng sâu

cách chăm sóc răng sau hàn

Hàn răng là phương pháp giúp ngăn sâu răng tiến triển và bảo tồn răng đơn giản nhất

Hàn răng sâu là một kỹ thuật không phức tạp, nhanh chóng, lâu bền và đem lại kết quả ngay lập tức nên được thực hiện rất phổ biến để bảo tồn răng gốc khỏi sự tàn phá thêm của vi khuẩn. Không nên trì hoãn việc hàn răng khi đã được nha sĩ chỉ định bởi có thể khiến sức khỏe răng miệng gặp phải nhiều nguy hại:

– Ảnh hưởng tới nhiệm vụ nhai nghiền thức ăn: Tình trạng vi khuẩn tấn công làm phá vỡ cấu trúc răng, khiến răng bị ê buốt, yếu ớt, thức ăn dễ mắc kẹt tại các lỗ sâu và phân hủy tại đây, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tạo thành mùi hôi.

– Tăng khả năng viêm lợi, hở tủy răng: Sâu răng nặng sẽ gây tổn thương đến tủy răng và làm nặng thêm tình trạng đau đớn, nhức buốt. Nếu tủy răng bị tấn công gây viêm hoặc hoại tử thì có thể dẫn tới biến chứng nhiễm trùng lan rộng, ảnh hưởng tới các bộ phận khác trên toàn cơ thể.

– Nguy cơ mất răng: Đối với răng sâu nặng, bị vỡ to hoặc chỉ còn lại chân răng kèm viêm nhiễm kéo dài, khả năng cao sẽ phải nhổ bỏ để tránh vi khuẩn sâu răng tấn công sang các khu vực xung quanh.

– Vi khuẩn sinh sôi làm sâu răng lan sang các răng bên cạnh

– Gây mất thẩm mỹ: Những răng ở mặt ngoài nếu bị sâu thường bị đen lại, đổi màu, răng có lỗ hoặc vỡ,…sẽ khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống.

2. Kỹ thuật hàn trám điều trị sâu răng

Hàn răng là tên gọi của phương pháp dùng vật liệu chuyên dụng để lấp đầy những khoảng trống của răng hoặc một phần cấu trúc của răng bị sứt, mẻ do bệnh lý sâu răng gây nên. Phương pháp này giúp khôi phục hoàn chỉnh phần răng khuyết thiếu, trả lại thẩm mỹ ban đầu, đồng thời điều trị và ngăn ngừa tình trạng sâu răng tiến triển.

cách chăm sóc răng sau hàn

Hàn răng là phương pháp đơn giản để bít trám lại vùng răng bị tổn thương do sâu

Hầu hết mọi buổi hàn răng đều trải qua một quy trình đầy đủ để đảm bảo chất lượng miếng trám và sức khỏe của răng. Tại Nha khoa Thu Cúc TCI, quy trình hàn răng gồm 5 bước như sau:

– Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng bệnh và tư vấn giải pháp

– Bước 2: Gây tê

– Bước 3: Làm sạch lỗ sâu răng cần điều trị và tạo hình xoang trám răng

– Bước 4: Đưa chất hàn vào xoang trám đã tạo

– Bước 5: Tinh chỉnh và đánh bóng miếng trám răng đã thực hiện

3. Những lưu ý chăm răng ngay sau khi hàn

Sau khi hàn xong miếng hàn sẽ chưa thực sự ổn định. Do đó người bệnh sẽ được nha sĩ lưu ý một số điều khi chăm sóc để không làm vỡ mối hàn cũng như tập làm quen được với chiếc răng mới:

– Thuốc gây tê có thể gây nên một số tác dụng phụ như mặt sưng, tê bì, mắt trĩu,…nhưng người bệnh không cần quá lo lắng vì các biểu hiện này thường sẽ hết sau một khoảng thời gian ngắn.

– Tránh ăn các món quá lạnh hoặc quá nóng, có tính giòn, cứng trong những ngày đầu mới hàn. Ngoài ra ở thời điểm này chỉ nên nhai bằng bên hàm còn lại.

– Người bệnh hàn răng bằng Composite thì có thể ăn và nhai bình thường ngay sau khi hàn. Tuy nhiên nếu hàn bằng các loại vật liệu khác thì nên hạn chế ăn uống trong 4 giờ đầu.

– Không nên ăn uống các thực phẩm có màu đậm, hút thuốc ngay sau đó và hạn chế hơn sau này để tránh miếng hàn bị xỉn màu nhanh chóng.

– Tránh xỉa răng, chọc vào mối hàn bằng tăm hoặc vật cứng để tránh làm vỡ hoặc bong tróc. Nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ thức ăn giắt trong kẽ răng.

4. Cách chăm sóc răng sau hàn trám để duy trì chất lượng

Nắm rõ các cách chăm sóc răng sau hàn và thực hiện đúng cách, đầy đủ là điều quan trọng trong việc bảo vệ, duy trì thẩm mỹ cũng như kéo dài tuổi thọ mối hàn răng.

4.1 Đánh răng sau khi ăn là cách chăm sóc răng sau hàn thiết yếu

Sau khi hàn trám răng, việc đánh răng bình thường vẫn cần duy trì đầy đủ để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa mắc ở kẽ răng, từ đó giảm sự hình thành mảng bám gay sâu răng. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia răng miệng, sau khi hàn răng bạn vẫn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau các bữa ăn 30 phút. Đặc biệt cần phải chú trọng hơn trong việc lựa chọn bàn chải, chỉ nên dùng bàn chải có lông mềm để hạn chế tổn thương nướu, bung mối hàn và không mài mòn răng.

cách chăm sóc răng sau hàn

Đánh răng đều đặn với lực nhẹ nhàng vừa đủ sẽ giúp làm sạch răng và không gây bung miếng hàn

Ngoài ra khi đánh răng, phải để bàn chải nghiêng góc 45 độ và di chuyển theo chiều dọc một cách nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải hàm để làm sạch các góc của bề mặt răng. Mặc dù hầu hết mọi người đều có thói quen đánh răng theo chiều ngang nhưng đây là điều không nên vì sẽ gây mòn cổ răng và rất dễ làm bong miếng trám.

4.2 Cách chăm sóc răng sau hàn với nước muối

Sau khi ăn, dù là người có hàn răng hay không, chúng ta cũng nên dùng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch răng và toàn bộ khoang miệng khỏi các vi khuẩn còn sót lại.

Việc nếu thực hiện đều đặn và đầy đủ không chỉ giúp diệt khuẩn, làm sạch răng mà còn tăng hơi thở thơm tho. Không những vậy, muối có đặc tính sát khuẩn, giảm viêm, làm dịu rất tốt nên việc súc miệng nước muối thường xuyên cũng sẽ cải thiện và ngăn ngừa các bệnh về nướu.

Để đạt hiệu quả cao nhất, nên súc miệng sau khi đã đánh răng sạch và dùng chỉ nha khoa loại bỏ các mẩu thức ăn ở kẽ răng. Nên súc miệng khoảng 1 phút với nước súc miệng chuyên dụng hoặc 3-5 phút với nước muối. Lưu ý sau khi nhổ bỏ, không nên súc miệng lại bằng nước sạch để kéo dài tác dụng của sản phẩm tại khoang miệng.

4.3 Thay đổi thói quen ăn nhiều đường và acid

Những thực phẩm nhiều đường hay giàu acid rất cần hạn chế tiêu thụ sau khi đã trám răng để đảm bảo độ bền và duy trì kết quả vết trám lâu dài. Nếu sau khi đã điều trị bằng cách hàn trám mà không thay đổi chế độ ăn thì có thể khiến chỗ trám răng bị rò rỉ, hình thành mảng bám tích tụ và sâu răng tái phát. Thường sâu răng khi tái phát sẽ nặng hơn trước nhiều, thậm chí có thể dẫn đến một số bệnh lý về răng miệng khác.

Ngoài ra để độ bền của vết trám được duy trì, không bong tróc sớm, người bệnh nên ăn thức ăn mềm, để tác động lực vừa phải thì sẽ giảm nguy cơ nứt vỡ vết trám.

4.4 Thăm khám định kì và tuân thủ hướng dẫn từ nha sĩ

Việc tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi hàn trám răng sẽ giúp tránh được nguy cơ bị nhiễm trùng, bong tróc hoặc nứt vết trám, đồng thời duy trì kết quả tốt hơn. Một số trường hợp nhỏ bị đau nhức và ê buốt răng sau khi hàn trám thường được các bác sĩ chỉ định kèm theo một số thuốc giảm đau để giảm tình trạng này.

Hơn nữa, sau khi đã hàn răng, người bệnh không nên chủ quan mà vẫn cần đi khám nha khoa định kì đều đặn để được theo dõi và phát hiện các tình trạng phát sinh sớm nhất.

Qua những thông tin đã chia sẻ, TCI hy vọng bạn đã nắm được các cách chăm sóc răng sau hàn đầy đủ và giảm được phần nào lo lắng về các nguy cơ khi chăm sóc răng hàn sai cách. Từ đó lựa chọn được phương pháp phù hợp cho chính mình nhằm bảo vệ và duy trì sức khỏe răng miệng tốt nhất có thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital