Những thông tin về kháng sinh điều trị sâu răng

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Sâu răng là một vấn đề phổ biến, có thể gây tổn hại và hủy hoại cấu trúc của răng, gây nhiễm trùng, đau đớn, và thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ mất răng. Điều quan trọng là bệnh phải được điều trị một cách hiệu quả để ngăn ngừa sự lan rộng của bệnh. Trong các phương pháp chữa sâu răng, có thể dùng kháng sinh điều trị sâu răng. Sau đây là những thông tin về việc dùng thuốc trị sâu răng.

1. Đôi nét về bệnh sâu răng

1.1. Định nghĩa

Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tác động đến tổ chức canxi răng. Đặc trưng của bệnh lý này là sự tổn thương thành phần vô cơ ở răng và sự hủy hoại thành phần hữu cơ của mô.

1.2. Nguyên nhân

– Các vi khuẩn thông thường xuất hiện trong miệng, với Streptococcus mutans được xem là nguyên nhân chính gây ra sâu răng.

– Tinh bột và đường, sau khi tiếp xúc với vi khuẩn, sẽ trải qua quá trình lên men và chuyển đổi thành axit.

Mảng bám răng.

– Các yếu tố như nước bọt, di truyền và các đặc tính của răng cũng đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến tăng hoặc giảm nguy cơ sâu răng và gây ra các lỗ sâu ở các vị trí khác nhau.

trị sâu răng

Nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng là do vệ sinh sau ăn chưa đúng

1.3. Triệu chứng sâu răng

Sâu răng có thể được phân loại theo mức độ nghiêm trọng của lỗ sâu:

– Sâu răng giới hạn ở lớp măng răng.

– Sâu răng lan đến lớp ngà.

– Sâu răng tiến vào gần tủy.

– Sâu răng có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên răng, bao gồm thân, cổ, và chân răng.

Khi sâu răng mới bắt đầu phát triển, người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng (điều này có thể được phát hiện bởi nha sĩ chuyên nghiệp về Răng hàm mặt). Tuy nhiên, khi sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng sau:

– Đau nhức khi nhai thức ăn lạnh, nóng, ngọt, hoặc chua, và cảm giác đau thường tồn tại trong một thời gian sau khi ăn.

– Người bệnh có thể thấy lỗ sâu xuất hiện trên bề mặt răng, thường có màu nâu, đen hoặc trắng ngà.

2. Dùng thuốc điều trị sâu răng

2.1. Nhóm thuốc giảm đau

Để giảm nhanh những cơn đau nhức cực kỳ khó chịu do sâu răng gây ra, thường sử dụng một số loại thuốc sau đây:

– Paracetamol
Paracetamol là một trong những loại thuốc thông dụng để giảm đau do sâu răng. Nó có tác dụng giảm đau, giảm viêm nhiễm và hỗ trợ trong việc tiêu diệt vi khuẩn. Nhiều người hiểu lầm rằng Paracetamol có khả năng chữa trị bệnh sâu răng, nhưng thực tế, loại thuốc này chỉ giúp làm giảm triệu chứng và không thể điều trị bệnh hoàn toàn.

Mặc dù Paracetamol có thể được mua mà không cần đơn thuốc, nhưng cần phải cẩn trọng để tránh sử dụng quá liều. Đặc biệt, người có tiền sử về bệnh tim mạch hoặc vấn đề về gan thận cần phải thận trọng khi sử dụng. Liều dùng thông thường cho người mắc sâu răng là 325 – 650 mg mỗi lần, mỗi lần cách nhau từ 2 đến 4 tiếng hoặc 500 mg mỗi lần, mỗi lần cách nhau từ 6 đến 8 tiếng.

kháng sinh điều trị sâu răng

Thuốc giảm đau chỉ giúp giảm các cơn đau chứ không khiến sâu răng biến mất

– Efferalgan
Efferalgan cũng là một loại thuốc có tác dụng giảm đau răng một cách hiệu quả và thường được sản xuất dưới dạng viên sủi dễ dàng sử dụng. Tương tự như Paracetamol, Efferalgan chỉ giúp làm giảm triệu chứng đau và hạ sốt do sâu răng gây ra, và không thể điều trị bệnh sâu răng hoàn toàn. Hãy lưu ý rằng tác dụng của thuốc chỉ kéo dài một thời gian tạm thời, và cơn đau có thể tái phát sau khi thuốc ngừng tác dụng.

2.2. Nhóm thuốc kháng sinh điều trị sâu răng

Những trường hợp sâu răng năng dẫn đến viêm tủy do nhiễm khuẩn, tùy theo mức độ viêm nhiễm ở tủy răng và vùng lợi mà chuyên gia sẽ chỉ định cho bạn sử dụng loại thuốc kháng sinh phù hợp. Các loại kháng sinh điều trị sâu răng phổ biến như:

– Clindamycin : Clindamycin là một loại kháng sinh phổ biến được sử dụng để điều trị sâu răng. Thuốc này hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn gây viêm nhiễm, giúp cải thiện triệu chứng và giảm viêm nhiễm. Clindamycin thường được sử dụng thay thế cho những người dị ứng hoặc không phản ứng với Penicillin. Liều dùng thường là 300 – 600mg mỗi lần, cách nhau 8 tiếng, nhưng có thể điều chỉnh theo tình trạng của bệnh.

– Penicillin/Amoxicillin : Nhóm kháng sinh này thường được sử dụng để điều trị sâu răng. Chúng hoạt động bằng cách duy trì nồng độ thuốc ổn định trong cơ thể. Liều dùng phụ thuộc vào từng trường hợp, nhưng thường là 625mg cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, chia làm 3 lần mỗi ngày. Đối với trẻ em dưới 12 tuổi, liều dùng sẽ được tính dựa trên trọng lượng cơ thể.

– Azithromycin : Azithromycin được sử dụng để ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong trường hợp sâu răng nặng. Đặc biệt, nó có thể hữu ích trong trường hợp người bị sâu răng do hút thuốc lá. Liều dùng thường là 500mg sau 24 giờ và tiếp tục dùng trong 3 ngày.

– Metronidazole : Loại thuốc này có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn kỵ khí và giúp ức chế viêm nhiễm nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng Metronidazole cần thận trọng vì có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng như suy gan hoặc suy thận. Liều dùng an toàn thường là 7.5mg/kg mỗi lần, cách nhau 6 tiếng.

điều trị sâu răng

Tất cả các loại thuốc điều trị sâu răng đều cần phải có đơn kê của bác sĩ

Lưu ý rằng việc sử dụng kháng sinh nên được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân, và cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ và tạo điều kiện cho sự phục hồi.

Dưới đây là các kiến thức cơ bản về các loại thuốc kháng sinh điều trị sâu răng và một số điểm cần lưu ý khi sử dụng chúng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các loại thuốc đều chỉ là thông tin tham khảo. Không được tự ý sử dụng thuốc mà không có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa. Lời khuyên đưa ra là khi gặp các vấn đề nào về răng miệng, cần nhanh chóng đến cơ sở Răng Hàm Mặt uy tín để được thăm khám sớm. Chúng tôi hi vọng rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về cách sử dụng thuốc một cách đúng đắn, đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital