Các xét nghiệm ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ung thư cổ tử cung hiện đang là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đối đầu với phụ nữ bởi sự diễn tiến thầm lặng cũng như khả năng chuyển nặng nhanh chóng. Ở Việt Nam, cứ mỗi 20 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung lại có 11 người chết. Do đó, trước sự phát triển của y học, các xét nghiệm ung thư cổ tử cung giúp phát hiện sớm bệnh ra đời nhằm bảo vệ chị em phụ nữ trước sự tàn phá của căn bệnh trên.

1. Khi nào nên thực hiện các xét nghiệm ung thư cổ tử cung?

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo, chị em phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ hằng năm. Thực hiện xét nghiệm sẽ giúp phát hiện sớm mầm bệnh hoặc những yếu tố tiền ung thư nhằm điều trị kịp, tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh.

Ngoài ra, chị em phụ nữ có những dấu hiệu bất thường sau cần đi tầm soát ung thư cổ tử cung ngay:

– Chảy máu âm đạo bất thường: Âm đạo chảy máu ngay cả khi không phải trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc kỳ kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày.

– Ra khí hư âm đạo bất thường: Khí hư âm đạo màu vàng, có mùi hôi khó chịu hoặc xuất hiện dịch nhầy màu có máu.

– Âm đạo  bị ra máu sau khi quan hệ tình dục.

– Chu kỳ kinh nguyệt không đều và ổn định, có hiện tượng rong kinh.

– Cơ thể bị mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do.

– Vùng bụng dưới xuất bị tức, xuất hiện những cơn đau co thắt, khó chịu khi đi tiểu hoặc tiểu nhiều lần.

Những dấu hiệu trên không chỉ do căn bệnh ung thư cổ tử cung gây ra mà còn là những dấu hiệu của các căn bệnh phụ khoa khác. Do đó, cần đi thực hiện tầm soát ung thư để chẩn đoán bệnh cũng như có những phương pháp điều trị phù hợp với bệnh.hna

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung được nhận biết qua nhiều dấu hiệu khác nhau

2. Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung, tuy nhiên chủ yếu là do:

– Virus HPV: đa số các trường hợp mắc các bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục là do virus này gây ra, ung thư cổ tử cung cũng vậy. Loại virus này có tỉ lệ lây lan qua đường tình dục lên tới 99,7%, được chia thành 200 chủng loại khác nhau trong đó có 14 loại có nguy cơ gây ung thư cao. Do đó, bạn cần phải có những biện pháp quan hệ an toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân.

– Những người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc mắc các bệnh lý gây suy giảm hệ miễn dịch làm tăng nguy cơ nhiễm virus HPV dẫn đến ung thư cổ tử cung.

– Ngoài những nguyên nhân trên, ung thư cổ tử cung cũng liên quan đến nhiều yếu tố khác như: sinh con quá sớm, liên tục hoặc quá nhiều, độ tuổi, quan hệ tình dục thiếu lành mạnh, chế độ sinh hoạt không khoa học,…

Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung chủ yếu do virus HPV gây ra

3. Các phương pháp xét nghiệm ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến hiện nay? Tại sao cần thực hiện các loại xét nghiệm này sớm?

3.1. Các xét nghiệm ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay

Có 3 loại xét nghiệm được sử dụng phổ biến trong y học hiện nay, bao gồm:

3.1.1. Xét nghiệm PAP Smear

Xét nghiệm PAP Smear hay còn gọi là xét nghiệm phết tế bào tử cung, là loại xét nghiệm cho phép phát hiện sớm các tế bào bất thường xuất hiện bên trong cổ tử cung. Những tế bào này là dấu hiệu của tiền ung thư hoặc bệnh nhân đang mắc ung thư ở giai đoạn khởi phát.

Xét nghiệm PAP Smear được thực hiện theo các bước như sau:

– Người bệnh sẽ được nằm trên giường chuyên dụng cho việc khám phụ khoa, sau đó dang rộng hai chân ở tư thế ngửa.

– Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để đưa vào âm đạo, di chuyển dần đến cổ tử cung và lấy một lượng nhỏ tế bào tại đó bằng que phết.

– Mẫu vật sẽ được đem vào phòng thí nghiệm để phân tích nhằm đưa ra kết quả chẩn đoán.

Trong trường hợp kết quả xét nghiệm xuất hiện những điểm bất thường thì cần phải thực hiện một số xét nghiệm khác để khẳng định cũng như theo dõi nhằm phòng ngừa nguy cơ phát triển thành ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm PAP Smear được chỉ định định kỳ một năm một lần đối với phụ nữ trên 20 tuổi bị nhiễm HPV và 3 năm một lần đối với những người âm tính với loại virus trên.

Phương pháp xét nghiệm PAP Smear

Xét nghiệm PAP Smear đòi hỏi bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao để thực hiện

3.1.2. Xét nghiệm HPV test

Xét nghiệm HPV là phương pháp xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung tiên tiến hơn so với Pap Smear, cho phép sử dụng DNA để phát hiện ra virus HPV với độ nhạy cao. Đặc biệt qua phương pháp này, hai chủng virus HPV gây ung thư cao là type 16 và type 18 cũng được xác định một cách nhanh chóng.

Để thu thập mẫu nhằm thực hiện xét nghiệm, các bác sĩ cũng cần lấy mẫu trực tiếp từ tế bào cổ tử cung. Tuy nhiên, xét nghiệm này không sử dụng dụng cụ mỏ vịt và sẽ dùng que quấn gòn đặc biệt để đưa vào cổ tử cung qua âm đạo của người khám.

Hiện nay, với độ chính xác và độ nhạy cao hơn, xét nghiệm HPV test được khuyến cáo sử dụng để thay thế xét nghiệm PAP Smear.

3.1.3. Xét nghiệm Thinprep

Phương pháp xét nghiệm Thinprep cũng là một trong những phương pháp giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả. Điểm khác biệt của Thinprep so với những phương pháp khác là mẫu vật sẽ được hòa với một loại dung dịch chuyên biệt để tế bào được bảo quản tốt hơn, kết quả cho ra cũng chính xác hơn.

Bác sĩ sẽ thu thập mẫu vật bằng cách sử dụng chổi đặc biệt đưa vào cổ tử cung để lấy mẫu. Mẫu vật được chuyển vào lọ Thinprep có chứa dung dịch chuyên dụng để bảo quản, sau đó sẽ được đưa vào phòng thí nghiệm để thực hiện xử lý và cho ra kết quả.

3.2. Tại sao cần thực hiện các xét nghiệm ung thư cổ tử cung sớm?

Ung thư cổ tử cung là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh ở phụ nữ, thậm chí là tử vong nếu như không được phát hiện kịp thời. Do đó, phát hiện sớm qua sàng lọc ung thư cổ tử cung vẫn là biện pháp tối ưu nhất.

Ung thư cổ tử cung nếu phát hiện sớm có thể điều trị dứt điểm, người bệnh sẽ có tình trạng cơ thể bình thường cũng như có tuổi thọ kéo dài. Ngoài ra, tầm soát phát hiện sớm ung thư còn giúp tiết kiệm chi phí và thời gian chữa bệnh trong trường hợp ung thư vẫn đang ở giai đoạn khởi phát. Chính vì vậy, phụ nữ trên 21 và nhỏ hơn 65 tuổi cần thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn.

Thực hiện các xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe bản thân

Trên thực tế, kết quả các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung có chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở y tế mà bạn thực hiện. Nếu bạn đang ở Hà Nội và băn khoăn không biết nên chọn cơ sở y tế nào thì Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một gợi ý tốt nhất dành cho bạn. Sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cùng những trang thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi. Ngoài ra với tinh thần chăm sóc khách hàng như người nhà của cán bộ nhân viên y tế, TCI sẽ là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy cho mỗi người dân Việt Nam hiện nay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital