Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Chính vì vậy, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe con thường xuyên, nhận biết các triệu chứng để có cách điều trị phù hợp. Hệ thống Y tế Thu Cúc với danh hiệu top 3 bệnh viện tư và top 5 toàn bệnh viện chất lượng cao của thành phố Hà Nội tự hào là đơn vị uy tín thực hiện thăm khám và điều trị các bệnh truyền nhiễm ở trẻ.
Menu xem nhanh:
1. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ và cách điều trị hiệu quả
Dưới đây là các bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở trẻ và phụ huynh cần nắm được rõ dấu hiệu để có cách điều trị cũng như đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín trong trường hợp cần thiết.
1.1 Bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân chính giúp virus này tiếp cận được đến cơ thể người chính là muỗi vằn.
Triệu chứng bệnh lý sốt xuất huyết
Triệu chứng của bệnh lý này được chia thành nhiều cấp khác nhau:
– Cấp 1: Trẻ sốt và chưa có dấu hiệu xuất huyết.
– Cấp 2: Có dấu hiệu xuất huyết như: xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, khạc hay nôn ra máu, đi tiểu ra máu hoặc có hiện tượng kinh nguyệt kéo dài.
– Cấp 3: Bị sốc với những biểu hiện: thân nhiệt giảm dưới mức bình thường, giảm tri giác, lờ lờ, mê sảng, tụt huyết áp.
– Cấp 4: Bị sốc ở mức nặng hơn. Đây là mức độ cực kỳ nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao.
Phương pháp điều trị sốt xuất huyết
Nếu phụ huynh nghi ngờ con có dấu hiệu sốt xuất huyết, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế uy tín để gặp bác sĩ và có phương pháp điều trị phù hợp tùy theo cấp độ bệnh.
– Bệnh ở cấp độ 1: Cho trẻ uống thuốc theo đúng liều lượng bác sĩ chỉ định và tái khám lại theo lịch.
– Bệnh ở cấp độ 2: Thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà theo lịch của bác sĩ, theo dõi sát sao 24/24 và nhập viện nếu cần thiết theo chỉ định. Cứ vài giờ, phụ huynh nên cho trẻ cặp nhiệt độ một lần.
+ Nếu nhiệt độ trên 38.5 độ C: Cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt paracetamol đơn chất cứ 6h/lần.
Sau 1h uống thuốc hạ nhiệt, cần đo lại nhiệt đột một lần. Tuyệt đối không nên dùng aspirin vì có thể gây rối loạn đông máu, khiến chảy máu kéo dài và nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
+ Nếu nhiệt độ ở mức 37< X<38.5 độ C(X là độ sốt của trẻ) thì nên lau mát cho con bằng khăn mềm đã nhúng qua nước ấm (nước ấm thấp hơn vài độ so với nhiệt độ của trẻ).
+ Nếu trẻ sốt trên 39 độ C trong thời gian dài, cần cho trẻ uống nhiều nước pha từ oresol để bù đắp lượng nước bị mất và bổ sung thêm cam, chanh tươi để có thêm vitamin C, ăn đủ các lượng thức ăn cần thiết để không bị hạ đường huyết.
+ Ngoài ra, cần cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối, không được nô đùa và tránh mặc áo quá dày hay mặc nhiều quần áo.
– Bệnh ở cấp độ 3,4: Khi bệnh có dấu hiệu ngay từ cấp độ 2, phụ huynh đã cần đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để điều trị, tránh để bệnh diễn tiến nặng đến cấp độ 3&4, việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều.
1.2 Bệnh cúm
Cúm là bệnh gì?
Cúm là một bệnh lý phổ biến trong các bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường xuất hiện ở tất cả các mùa, đặc biệt là khi thời tiết ẩm vào mùa đông – xuân. Bệnh lây từ người sang người thông qua các giọt bắn khi thực hiện các hành động nói chuyện, hắt hơi hay ho…..Cúm có nhiều dạng khác nhau, có thể lành tính nhưng cũng có trường hợp bị biến chứng nặng, gây nguy hiểm cho trẻ.
Triệu chứng của bệnh cúm
Sau khoảng 2 ngày tiếp xúc với virus, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như:
– Xuất hiện những cơn sốt.
– Nhức đầu, đau nhức cơ bắp, đau tai.
– Cảm giác mệt mỏi, chóng mặt hay đau họng.
– Ăn không ngon, buồn nôn.
– Có trường hợp bị tiêu chảy.
Phương pháp điều trị bệnh cúm
Bệnh lý này sẽ được bác sĩ điều trị tùy theo mức độ bệnh.
Với cúm chưa có biến chứng (cúm nhẹ): Bệnh nhân không cần xét nghiệm hay điều trị cúm tại các cơ sở y tế mà chỉ cần uống thuốc theo chỉ định của dược sĩ tại các hiệu thuốc uy tín. Nếu phụ huynh muốn yên tâm hơn, có thể đưa con đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.
Với biểu hiện cúm có các biến chứng thứ phát như viêm xoang, viêm phổi (do bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng…), cần phải đưa trẻ nhập viện ngay để bác sĩ thăm khám và điều trị.
1.3 Bệnh chân tay miệng
Chân tay miệng là bệnh gì?
Đây là một trong các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở các bé dưới 5 tuổi. Tốc độ lây lan của bệnh này rất nhanh, đặc biệt vào đợt tháng 3-5 và tháng 8-9 hàng năm. Nguyên nhân của bệnh lý này do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây ra.
Triệu chứng của bệnh chân tay miệng
Bệnh lý này chia làm 3 giai đoạn:
– Giai đoạn ủ bệnh (3 – 6 ngày): Chưa có biểu hiện gì cụ thể,
– Giai đoạn khởi phát: Trẻ có những biểu hiện rõ ràng như:
+ Đau họng.
+ Bị tổn thương, cảm thấy đau rát ở vùng răng và miệng.
+ Nước bọt chảy nhiều.
+ Biếng ăn.
+ Trong ngày sẽ bị tiêu chảy vài lần.
– Giai đoạn toàn phát (bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi bệnh), trẻ có những biểu hiện:
+ Bị phát ban ở dạng phỏng nước, lòng bàn tay, đầu gối, bàn chân hay mông.
+ Ở phần niêm mạc má, lợi và lưỡi xuất hiện các bóng nước đường kính 2 – 3mm, khi vỡ ra sẽ hình thành các vết loét khiến trẻ bị đau và quấy khóc.
+ Có mụn lở, rộp da xuất hiện trên mông trẻ.
+ Trẻ rối loạn tri giác, co giật
Phương pháp điều trị chân tay miệng
Hiện nay, bệnh lý này chưa có thuốc đặc trị hiệu quả. Mục tiêu của trong việc điều trị bệnh chân tay miệng là điều trị triệu chứng và duy trì chức năng sống với các trường hợp nặng (suy tuần hoàn, suy hô hấp).
– Hạ nhiệt: Tiến hành đo thân nhiệt cho trẻ. Nếu thấy trẻ sốt trên 38.5 độ C thì cần dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol ngay.
– Bù nước và điện giải: Cho trẻ sử dụng dung dịch điện giải oresol hoặc hydrite.
– Bổ sung vitamin C, kẽm nếu trẻ sốt và loét miệng.
– Lau sạch miệng trước và sau khi ăn bằng dung dịch glycerin borat để điều trị tình trạng loét miệng hay loét họng.
– Dùng thuốc chống co giật và điều trị chuyên sâu nếu như sau khi thăm khám phát hiện ra triệu chứng não – màng não.
Trường hợp trẻ sốt cao, li bì, nôn ói thì cần đưa con đến cơ sở y tế kịp thời.
1.4 Bệnh sởi
Sởi là bệnh gì?
Đây là bệnh lây qua đường hô hấp do virus gây ra và đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hiệu quả. Bệnh lý này thường gây nên những biến chứng nghiêm trọng cho trẻ.
Triệu chứng của bệnh sởi
Thời gian ủ bệnh của trẻ sẽ từ 7 – 21 ngày với các triệu chứng như:
– Sốt cao trên 39 độ C.
– Viêm long đường hô hấp trên, ho khan liên tục, chảy nước mũi, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng.
– Chảy nước mắt, viêm màng tiếp hợp, mắt gì kèm nhèm, sưng nề mí mắt, ho,….
– Phát ban theo thứ tự từ đầu, xuống dần mặt cổ, ngực lưng cánh tay, bụng, mông, đùi, chân. Nếu ban lên lan đến chân và hết sốt thì sẽ bắt đầu bay.
Phương pháp điều trị bệnh sởi
Khi trẻ có những biểu hiện sốt cao, khó thở, ho nhiều, đau tai, quấy khóc hay co giật thì cần đưa ngay đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện điều trị.
Việc điều trị bệnh lý sẽ được thực hiện theo nguyên tắc: cách ly riêng, điều trị hỗ trợ và phát hiện, điều trị sớm nếu có biến chứng.
Bệnh sởi được điều trị hỗ trợ với việc:
– Thực hiện giữ vệ sinh cho vùng da, mắt và miệng họng.
– Trẻ nên được bổ sung thêm đa dạng các chất dinh dưỡng khác nhau.
– Thực hiện biện pháp hạ nhiệt như lau nước ấm, chườm mát và dùng thuốc hạ sốt (nếu sốt cao).
– Bổ sung nước và các chất điện giải qua đường ống.
– Bổ sung thêm cho trẻ vitamin ạ.
1.5 Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp (bao gồm viêm phổi)
Nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh gì?
Đây là một trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và thường dẫn đến các ca bệnh nặng, nhất là với trẻ dưới 5 tuổi. Các bệnh về hô hấp liên quan đến đường mũi họng, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi.
Triệu chứng của nhiễm khuẩn hô hấp
– Ho, sốt nhẹ hoặc sốt cao.
– Có cảm giác khó thở, thở nhanh hoặc nhịp thở bất thường.
– Họng đau rát.
– Trẻ nôn trớ, kém ăn và bỏ bú.
– Trẻ chảy nước mũi, chảy mủ ở tai.
– Co rút lồng ngực.
Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn hô hấp
Trong các bệnh lý về đường hô hấp, viêm phổi là bệnh lý phổ biến đồng thời có nguy cơ tử vong cao nhất. Vì vậy để bệnh không diễn tiến nặng hơn, cần đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời nếu có triệu chứng. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về cho trẻ uống vì có thể dẫn đến chữa sai bệnh và gây biến chứng khôn lường.
2. Vì sao nên chọn điều trị các bệnh truyền nhiễm của trẻ tại Thu Cúc?
Tự hào là đơn vị đạt danh hiệu top 3 bệnh viện tư và top 5 toàn bệnh viện đạt chuẩn của thành phố Hà Nội, Thu Cúc luôn là sự lựa chọn hàng đầu để điều trị các bệnh truyền nhiễm cho trẻ với:
– Đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn tuyến đầu Hà Nội như:
+ Bác sĩ Nguyễn Phạm Ý Nhi – chuyên gia đầu ngành về tim mạch, giữ những chức vụ quan trọng như giám đốc bệnh viện đa khoa Xanh Pôn Hà Nội, chủ tịch hội Nhi khoa Hà Nội,….
+ Bác sĩ Nguyễn Thị Mai Hoa với hơn 30 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị bệnh lý nhi khoa.
+ Bác sĩ Nguyễn Thị Bánh với 40 năm kinh nghiệm trong ngành, từng là bác sĩ Nhi sơ sinh của bệnh viện E.
– Sử dụng hệ thống máy móc nhập khẩu từ nước ngoài: máy gây mê kèm thở Drager – Fabius Plus (Đức), bàn mổ với hệ thống đèn chiếu Maquete (Đức), công nghê Plasma Plus (Mỹ), máy soi miệng Escope….
– Đội ngũ điều dưỡng tận tình, chu đáo và sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân 24/24.
– Sân chơi dành riêng cho trẻ với không gian thoáng đãng, sạch sẽ, giúp con giảm căng thẳng khi thăm khám và điều trị.
– Hình thức thanh toán BHYT và BH bảo lãnh, tiết kiệm tối đa chi phí cho phụ huynh.
– Hàng ngàn tiện ích đẳng cấp đến mô hình bệnh viện – khách sạn hàng đầu.
Chuyên khoa Nhi – Hệ thống Y tế Thu Cúc luôn tự hào là cơ sở y tế hàng đầu thăm khám và điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ, giải đáp mọi thắc mắc để phụ huynh có thêm kiến thức chăm sóc tốt cho sức khỏe của con.