Trẻ quấy khóc là một trong số những biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến các bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng lo lắng. Mặc dù quấy khóc có thể là triệu chứng sinh lý bình thường ở trẻ, nhưng nếu dấu hiệu này kéo dài nhiều ngày thì bố mẹ không được chủ quan. Bởi lẽ nó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Vậy bố mẹ đã biết phải làm gì khi trẻ quấy khóc chưa?
Menu xem nhanh:
1. Phải làm gì khi trẻ quấy khóc? Bố mẹ hãy phản ứng lại với con
Với những trẻ chưa biết nói, khóc là cách tuyệt vời để giao tiếp và tin rằng mọi người sẽ đáp trả tiếng khóc của mình. Trong trường hợp bố mẹ thường xuyên không phản hồi lại khi trẻ khóc, bé không chỉ cảm thấy bất lực mà còn thấy chán.
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những trẻ nhận được phản ứng của bố mẹ kịp thời và thường xuyên từ lúc còn sơ sinh sẽ ít khóc hơn khi con bắt đầu tập đi. Trẻ khóc càng lâu thì bố mẹ sẽ càng mất nhiều thời gian để dỗ cho con nín. Tuy nhiên, bố mẹ không thể lúc nào cũng bỏ mọi thứ để đáp lại tiếng khóc của con, chẳng hạn như đang nấu ăn, đang tắm hay đang trả lời điện thoại,…
Đôi khi, bố mẹ cũng có thể để con khóc một lát, miễn là trẻ không gặp phải vấn đề gì trong lúc đang đợi. Việc để trẻ khóc trong vòng 10 – 15 phút sẽ không làm tổn thương tới con nhưng bố mẹ cần phải đảm bảo rằng bé đang ở vùng an toàn.
Đối với những trường hợp đặc biệt mà không thể dỗ con nín, các chuyên gia đề xuất bố mẹ nên tạo thói quen hàng ngày là để trẻ quấy khóc khoảng 10 – 15 phút ở nơi an toàn rồi bế con lên và dỗ dành trong vòng 15 phút nữa. Sau đó, bố mẹ lại đặt con xuống và tiếp tục lặp lại như vậy.
Ngoài ra, bố mẹ cũng không phải quá lo lắng tới việc đáp ứng trẻ sẽ khiến bé ỷ lại. Bởi lẽ sự quan tâm của bố mẹ sẽ không làm tăng sự phụ thuộc của con. Trên thực tế, những trẻ luôn được bố mẹ đáp ứng nhu cầu một cách dễ dàng thường tự lập và ít đòi hỏi hơn.
2. Phải xác định rõ nguyên nhân trẻ quấy khóc
Trước khi cho rằng bé quấy khóc đơn giản vì con muốn khóc thì bố mẹ phải xác định rõ nguyên nhân tại sao trẻ khóc và có thể giải quyết được tình trạng này hay không. Cụ thể là:
– Do trẻ đói: Mẹ hãy cho con bú nhưng đừng cho rằng lúc nào cũng có thể sử dụng thức ăn để dỗ trẻ nín. Bố mẹ chỉ nên cho con ăn ngay khi trẻ có nhu cầu thực sự.
– Do trẻ mệt: Bố mẹ hãy bế con lên hoặc đặt trong nôi, xe đẩy và ru trẻ ngủ.
– Do tã của trẻ bị ướt: Bố mẹ hãy kiểm tra và thay tã cho con.
– Do trẻ quá nóng: Bố mẹ hãy cởi bớt quần áo cho con và mở cửa sổ ra hoặc bật điều hòa, quạt,…
– Do trẻ lạnh: Bố mẹ hãy mặc thêm quần áo cho con hoặc giảm điều hòa, quạt.
– Do bố mẹ cởi quần áo của trẻ để tắm rửa: Bố mẹ hãy quấn con bằng một chiếc khăn tắm mềm.
– Do bố mẹ đặt con ở một tư thế quá lâu: Hãy thử đặt trẻ ở một tư thế mới.
– Do trẻ ở trong nhà quá lâu: Bố mẹ hãy đưa con ra ngoài nếu trời nắng đẹp.
3. Bố mẹ nên gần gũi với trẻ hơn
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ được bế hoặc địu ít nhất 3 tiếng mỗi ngày sẽ ít quấy khóc hơn so với những bé không được bế thường xuyên. Việc bố mẹ bế bé không những khiến trẻ cảm thấy vui thích vì được gần gũi mà còn giúp bố mẹ hiểu hơn về các nhu cầu của con.
4. Bố mẹ nên quấn tã cho con
Với một số trẻ sơ sinh, các bé cảm thấy vô cùng thoải mái và dễ chịu khi được bao bọc chặt trong tã hoặc khăn, nhất là trong lúc quấy khóc. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh khác lại không thích được quấn tã chặt. Do đó, để biết việc quấn khăn hoặc tã có phù hợp với con nhà mình hay không, bố mẹ hãy thử quấn hoặc tã khi trẻ bắt đầu quấy khóc vào lần tiếp theo.
5. Ôm ấp và âu yếm khi trẻ quấy khóc
Giống như việc quấn tã, ôm ấp và vỗ về sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn cũng như được bảo vệ. Khi trẻ quấy khóc, bố mẹ hãy bế con sát với ngực và ôm bé bằng cánh tay của mình. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ thích được tự do cử động hơn và thấy bị cản trở nếu bố mẹ ôm quá chặt.
Hy vọng bài viết của chúng tôi trên đây đã giúp bố mẹ giải đáp được thắc mắc “Phải làm gì khi trẻ quấy khóc?”. Từ đó, biết cách trị chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh tốt nhất, giúp cải thiện sức khỏe của con.