Khi thời tiết giao mùa, mùa đông lạnh, mùa xuân độ ẩm cao là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm tiểu phế quản. Bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với viêm phế quản và đem đến những ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe trẻ. Theo dõi bài viết dưới đây để biết cách phòng tránh bệnh và xử lý khi trẻ bị viêm tiểu phế quản.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ
Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng phổi, tác nhân chủ yếu là virus làm viêm nhiễm, bít tắc đường dẫn khí nhỏ (tiểu phế quản). Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa đông, không khí lạnh dễ khiến hệ hô hấp của trẻ bị suy yếu và tổn thương. Hầu hết trẻ mắc viêm tiểu phế quản đều được điều trị ngoại trú, số ít trường hợp cần điều trị nội trú khi các dấu hiệu dai dẳng, kéo dài trên 1 tháng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.
2. Phân biệt viêm phế quản với bệnh viêm tiểu phế quản
Trẻ mắc viêm tiểu phế quản có các dấu hiệu gần tương tự như cảm lạnh, viêm phế quản nên thường bị nhầm lẫn với viêm phế quản. Bố mẹ cũng chưa đặt nhiều sự chú đến bệnh viêm tiểu phế quản mặc dù bệnh cũng đem đến những ảnh hưởng nhất định và có nguy cơ bùng thành dịch.Vậy viêm phế quản với viêm tiểu phế quản có gì khác biệt?
Về điểm giống nhau:
– 2 bệnh này đều có cùng thời điểm mắc bệnh vào mùa đông
– Có cùng đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là trẻ em
– Các triệu chứng lâm sàng tương đồng: sốt, ho, nghẹt mũi,…
– Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu của 2 bệnh là virus
Điểm khác nhau của 2 bệnh có thể nhìn rõ hơn qua bảng sau:
Viêm phế quản | Viêm tiểu phế quản | |
Vị trí viêm | Xuất hiện ở các phế quản có kích thước trung bình/lớn | Xuất hiện ở các phế quản có kích thước nhỏ, đường kính dưới 2mm |
Triệu chứng | Các triệu chứng nặng và rõ hơn | Triệu chứng thể hiện mờ nhạt hơn, không rõ ràng, dễ nhầm lẫn |
3. Biểu hiện bệnh viêm tiểu phế quản
Sau khi virus xâm nhập vào đường thở, gây nên tình trạng viêm nhiễm, tế bào niêm mạc phế quản bị phù nề, tăng tiết dịch nhầy gây bít tắc đường thở của trẻ.
– Trẻ có tình trạng ho và ho nhiều hơn sau vài ngày mắc
– Nghẹt mũi
– Xuất hiện các cơn sốt
– Chảy nước mũi trong
– Thở khó, có tiếng thở rít hoặc nặng hơn có thể có triệu chứng ngừng thở
– Trẻ mắc nhiều ngày có biểu hiện mệt mỏi, bỏ bú, khó khăn khi ăn uống
– Bệnh nặng có thể xuất hiện dấu hiệu tím tái, co rút ngực
– Trẻ dễ mắc nhiễm trùng tai
– Nôn
– Trẻ có dấu hiệu chậm chạp, phản ứng kém, thờ ơ
Một số triệu chứng khác sẽ được phát hiện khi bố mẹ đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
– Có cơn co kéo hô hấp
– Thông khí phổi kém
– Bão hòa oxy thấp và suy hô hấp
Các triệu chứng cho thấy mức độ tổn hại của bệnh đối với sức khỏe trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán bệnh và được điều trị kịp thời. Trường hợp trẻ có tiền sử mắc bệnh, miễn dịch kém thì bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ để xử lý kịp thời.
4. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị viêm tiểu phế quản là do virus xâm nhập đường thở. Virus gây bệnh viêm tiểu phế quản có điểm đặc trưng:
– Khả năng lây lan mạnh
– Đối tượng mắc: cả người lớn và trẻ em. Với đối tượng là trẻ em thì thể hiện biểu hiện nặng hơn, chính là mắc viêm tiểu phế quản.
Ngoài ra, có thể kể đến 1 số nguyên nhân như:
– Yếu tố mang đến nguy cơ cao mắc bệnh có thể là môi trường sống. Trẻ sống ở vùng có dịch cúm, bệnh về đường hô hấp có nguy cơ cao mắc viêm tiểu phế quản hơn trẻ khác.
– Yếu tố dinh dưỡng cũng tác động không nhỏ đến khả năng miễn dịch của trẻ nhỏ. Trẻ bú mẹ không đầy đủ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
– Trẻ từng mắc các bệnh đường hô hấp có thể tiếp tục mắc viêm tiểu phế quản
– Hít phải khói thuốc tự động cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh
– Mắc bệnh khi tiếp xúc với người mắc bệnh qua các giọt bắn có chứa virus
– Trẻ sinh non, nhẹ cân, bị suy hô hấp sơ sinh
5. Điều trị bệnh viêm tiểu phế quản kịp thời
Trẻ bị viêm tiểu phế quản có thể được chẩn đoán bằng các phương pháp sau:
– Thăm hỏi tình trạng bệnh qua bố mẹ: bác sĩ hỏi bố mẹ biểu hiện của con trước khi tới khám để đánh giá tình hình. Bên cạnh đó còn có thể hỏi về môi trường sống cũng như tiền sử bệnh lý của trẻ.
– Khám lâm sàng để phân biệt và sàng lọc bệnh với các bệnh lý khác có biểu hiện bệnh tương tự: chụp Xquang, xét nghiệm máu,…
Sau khi được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, trẻ được kê thuốc và đưa ra phác đồ điều trị hạn chế tối đa kháng sinh, giúp thuyên giảm các triệu chứng và ngăn chặn các triệu chứng trở nặng. Điều trị cần phối hợp bù nước và điện giải cho trẻ. Bác sĩ có thể chỉ định điều trị ngoại trú và nội trú tùy vào tình trạng của trẻ:
– Điều trị ngoại trú: bác sĩ kê thuốc và hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ để điều trị tại nhà. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý điều trị bằng các loại thuốc hay bài thuốc dân gian khác nằm ngoài chỉ định của bác sĩ. Việc chăm sóc trẻ có thể bao gồm các chú ý: vệ sinh mũi hàng ngày, cung cấp dinh dưỡng, uống nhiều nước,… Bố mẹ chú ý cho trẻ tái khám theo hướng dẫn.
– Điều trị nội trú khi trẻ có các dấu hiệu tiêu cực như nôn, thở rút lồng ngực,… Một số phương pháp điều trị bệnh nội trú có thể được thực hiện như: dùng máy hút đờm, thở oxy, dùng thuốc giãn phế quản, dùng kháng sinh nếu trẻ bội nhiễm
Bệnh viêm tiểu phế quản có thể bị tái phát, với trẻ sơ sinh có nguy cơ tái phát 2 lần. Vì vậy, bố mẹ hãy chú ý hơn và áp dụng những biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe con tốt hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ cần đề cao việc khám sức khỏe định kỳ cho con để sớm phát hiện bệnh. Bố mẹ cũng nên tìm hiểu các cơ sở y tế uy tín làm nơi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe con yêu. Khoa Nhi Thu Cúc TCI là một nơi như vậy, luôn sẵn sàng đồng hành cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe con yêu.