Cách chữa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em phụ huynh nên biết

Tham vấn bác sĩ

Bệnh lý viêm tiểu phế quản ở trẻ em nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để chữa bệnh viêm tiểu phế quản cho bé hiệu quả lại đảm bảo an toàn? Nếu cũng có chung thắc mắc này thì mời bạn đọc xem ngay bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết và hiểu hơn về bệnh lý viêm tiểu phế quản nhé.

1. Trẻ mắc viêm tiểu phế quản nguyên nhân do đâu?

Viêm tiểu phế quản ở trẻ em là tình trạng các tiểu phế quản (những phế quản có kích thước dưới 2mm) của bé bị viêm nhiễm cấp tính. Bệnh lý này khiến cho các biểu mô niêm mạc của trẻ bị phù nề, thoái hóa và hoại tử. Bên trong các tiểu phế quản sẽ xảy ra tình trạng tăng tiết dịch và độ nhày, tăng nguy cơ nghẽn ống thở khiến cho không khí không thể lưu thông. Vì thế, trẻ mắc bệnh thường gặp phải triệu chứng đặc trưng là khó thở, thở kèm theo biểu hiện khò.

viêm tiểu phế quản ở trẻ em có thể biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Trẻ viêm tiểu phế quản thường có triệu chứng đặc trưng là khó thở, thở kèm theo tiếng khò khè

Theo chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản là do virus được phát tán trong không khí. Trẻ em có thể bị mắc bệnh theo 2 con đường sau:

– Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bị dính giọt bắn chứa virus của người bệnh khi họ đang hắt hơi, sổ mũi hay nói chuyện.

– Tiếp xúc với giọt bắn chứa virus gây bệnh dính trên các bề mặt như: mặt bàn, ghế, đồ chơi…

Hiện nay, có nhiều loại virus có thể gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ. Một số virus gây bệnh thường gặp gồm: RSV, Rhinovirus, Adenovirus, virus Parainfluenza… Trong đó, RSV được đánh giá là nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản phổ biến nhất. Chúng cũng có khả năng lây lan rất nhanh chóng và dễ bùng phát thành dịch. Cũng bởi lý do này mà trẻ mắc viêm tiểu phế quản nên được phát hiện bệnh sớm và tuân thủ cách ly đầy đủ để hạn chế lây truyền bệnh cho cộng đồng.

2. Nguyên tắc chữa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ hiện chưa có thuốc đặc trị, vì thế cách chữa bệnh cho bé sẽ dựa trên tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Công tác chữa bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ sẽ hướng tới điều trị các triệu chứng bé đang gặp phải.

– Kiểm tra, phát hiện và ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng có thể xuất hiện ở trẻ.

– Tiến hành bù nước và lượng điện giải bé bị thiếu hụt trong thời gian mắc bệnh.

– Cung cấp oxy, hỗ trợ việc hô hấp cho bé nếu cần.

Vì tác nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản là do virus nên nếu không xảy ra nhiễm khuẩn, trẻ mắc viêm tiểu phế quản không cần dùng thuốc kháng sinh. Lý do vì các thuốc kháng sinh không hề có tác dụng tiêu diệt virus. Phác đồ điều trị bệnh cho trẻ cần căn cứ vào tình trạng bệnh lý và thể trạng sức khỏe hiện tại của bé để điều chỉnh cho phù hợp.

Ngoài ra, khi nhà có trẻ mắc viêm tiểu phế quản, phụ huynh cần lưu ý rằng: tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị bệnh cho trẻ. Bởi nếu dùng sau thuốc, bệnh của trẻ không những không khỏi còn có thể diễn tiến nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị và gây nhiều tổn hại cho sức khỏe của trẻ.

3. Cách điều trị bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em đảm bảo an toàn

3.1. Cho bé viêm tiểu phế quản đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ

Nhằm đảm bảo cho công tác điều trị bệnh của trẻ đạt hiệu quả tốt và đảm bảo an toàn, tốt nhất khi phát hiện trẻ mắc triệu chứng bất thường về sức khỏe, các bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ.

Tại khoa Nhi, Thu Cúc TCI, trẻ sẽ được thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài khám lâm sàng, trẻ còn được tiến hành các xét nghiệm cần thiết để cho ra kết quả chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chuẩn xác. Dựa trên kết quả khám bệnh và tình trạng sức khỏe của mỗi trẻ, bác sĩ sẽ xây dựng cho trẻ phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, các bác sĩ khoa Nhi TCI còn luôn đề cao phác đồ hạn chế kháng sinh, chỉ kê đơn khi thực sự cần thiết. Do đó, phụ huynh có thể thêm an tâm về nguy cơ kháng kháng sinh ở trẻ.

Về cơ bản, trẻ mắc viêm tiểu phế quản có thể được điều trị theo 2 cách:

– Điều trị ngoại trú: Phần lớn trẻ mắc viêm tiểu phế quản được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không phải nằm viện điều trị, bé có thể được điều trị ngoại trú tại nhà với đơn thuốc do bác sĩ chỉ định.

– Điều trị nội trú: Các trường hợp trẻ mắc bệnh ở mức độ nặng hay có triệu chứng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao thì sẽ được bác sĩ khuyên nhập viện điều trị.

Trẻ mắc viêm tiểu phế quản ở mức độ nặng cần phải điều trị nội trú để ngừa biến chứng nguy hiểm sức khỏe

Trẻ mắc viêm tiểu phế quản ở mức độ nặng cần phải điều trị nội trú để ngừa biến chứng nguy hiểm sức khỏe

Dù áp dụng biện pháp điều trị nào thì trong quá trình chăm sóc trẻ viêm tiểu phế quản, phụ huynh đều nên lưu ý một số điều sau:

– Cho bé uống thuốc hạ sốt khi trẻ có triệu chứng sốt cao > 38,5 độ C;

– Cho trẻ uống đủ nước và có thể dùng thêm dung dịch bù nước, điện giải nếu được bác sĩ cho phép. Với bé đang bú hoàn toàn sữa mẹ, mẹ cần tăng cữ bú và lượng bú lên trong thời gian bé bị ốm, nhằm bù nước, điện giải và dưỡng chất cần thiết.

– Vệ sinh mũi và miệng cho bé bằng nước muối sinh lý.

Ngoài ra, với trẻ điều trị nội trú, bé có thể được hỗ trợ điều trị các vấn đề về hô hấp nếu cần. Một số trường hợp trẻ sẽ được dùng thêm để ngăn ngừa hay điều trị các biến chứng đang gặp phải. Ví dụ như nếu trẻ viêm tiểu phế quản bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng thêm kháng sinh.

3.2. Phối kế hợp với chế độ chăm sóc khoa học cho bé viêm tiểu phế quản

Trẻ mắc viêm tiểu phế quản nên được ăn thức ăn dạng lỏng, mềm để dễ tiêu hóa hơn

Trẻ mắc viêm tiểu phế quản nên được ăn thức ăn dạng lỏng, mềm để dễ tiêu hóa hơn

Trường hợp trẻ viêm tiểu phế quản được điều trị tại nhà, phụ huynh cần chú ý kết hợp chế độ chăm sóc khoa học để bệnh của bé nhanh hồi phục hơn:

– Trẻ cần được ăn uống đầy đủ với dinh dưỡng cần bằng gồm cả 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Phụ huynh có thể ưu tiên sử dụng thực phẩm bé thích ăn hay nên đa dạng hóa chúng theo từng bữa ăn để khắc phục tình trạng mệt mỏi, chán ăn phổ biến ở trẻ đang ốm.

– Đồ ăn của trẻ nên được ưu tiên chế biến dạng lỏng, mềm để bé dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.

– Nếu trẻ không ăn được nhiều, phụ huynh hãy chia khẩu phần ăn cho bé thành nhiều bữa nhỏ để có thể đảm bảo lượng thực phẩm nạp vào mỗi ngày vẫn đủ để cung cấp năng lượng cho cho bé chống lại bệnh tật.

– Cho trẻ viêm tiểu phế quản tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ đã dặn.

So với các bệnh về hô hấp thông thường, bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em có triệu chứng đặc thù là biểu hiện khò khè, khó thở. Nếu điều trị sai cách khiến triệu chứng trở nặng, trẻ có nguy cơ bị suy hô hấp và kéo theo các biến chứng nguy hiểm khác như: tràn khí màng phổi, viêm phổi, xẹp phổi, hen phế quản… Do đó, phụ huynh chớ chủ quan mà nên cho bé đi khám kịp thời để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo hiệu quả và an toàn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital