Ung thư dạ dày dày là căn bệnh ung thư ác tính có tỷ lệ tử vong cao thứ 3 tại Việt Nam. Tuy nhiên, các biểu hiện của ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Chỉ khi đến giai đoạn gần cuối, các biểu hiện lâm sàng mới thực sự rõ rệt. Vậy biểu hiện ung thư dạ dày trong từng giai đoạn như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về ung thư dạ dày
1.1. Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày hình thành khi các tế bào niêm mạc dạ dày biến đổi bất thường, mất kiểm soát và tạo thành khối u bên trong dạ dày. Sự phát triển bất thường xuất phát từ vài tế bào và có thể dần dần tiến triển tạo nên tổn thương ung thư dạng chồi sùi hay dạng loét.
1.2. Các giai đoạn của ung thư dạ dày
Tùy vào mức độ tổn thương, ung thư dạ dày được chia thành năm giai đoạn:
– Giai đoạn 0 hay còn được gọi là giai đoạn ung thư biểu mô. Lúc này các tế bào ung thư mới chỉ xuất hiện ở lớp niêm mạc dạ dày.
– Giai đoạn 1 là giai đoạn các tế bào ung thư đã gây tổn thương ở lớp thứ 2 của niêm mạc dạ dày.
– Giai đoạn 2: Giai đoạn ung thư dưới cơ. Giai đoạn này, các tế bào ung thư đã xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày.
– Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn mà các tế bào ung thư đã phát triển vào hạch bạch huyết và xâm lấn các cơ quan khác trong cơ thể.
– Giai đoạn 4: Ở giai đoạn cuối này các tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể và gây nguy cơ tử vong cao
Ở những giai đoạn đầu của bệnh tỷ lệ sống thường cao hơn nhờ phẫu thuật. Còn những giai đoạn sau, khi mà không thể phẫu thuật thì mục tiêu lúc này sẽ là kéo dài thời gian sống, Và điều này phụ thuộc nhiều vào phương pháp điều trị và sức khỏe người bệnh mà tỷ lệ sống sót của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau.
2. Những biểu hiện ung thư dạ dày trong từng giai đoạn
2.1. Biểu hiện ung thư dạ dày trong giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu của ung thư dạ dày được tính từ giai đoạn 0 đến giai đoạn 2 của bệnh.
Ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày chưa có nhiều biểu hiện đặc hiệu. Hoặc nếu có, các dấu hiệu cũng mờ nhạt và dễ khiến cho người bệnh nhầm lẫn với bệnh đường tiêu hóa khác. Đây cũng là nguyên nhân mà người bệnh gặp khó khăn trong việc phát hiện và điều trị ung thư dạ dày sớm.
Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày trong giai đoạn đầu
– Cảm giác đau vùng thượng vị kể cả khi đã dùng thuốc giảm đau. Ban đầu người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau kéo dài từng đợt và ngày càng trở nên trầm trọng hơn khi bệnh tiến triển nặng.
– Thường xuyên cảm thấy chán ăn, đây là triệu chứng ung thư dạ dày thường gặp, thường sẽ đi kèm với khó nuốt, tắc nghẽn tại cổ họng của người bệnh.
– Người mắc bệnh ung thư dạ dày thường sẽ có cảm giác đầy bụng khó chịu và buồn nôn sau bữa ăn.
– Ngoài ra, còn có hiện tượng giảm cân đột ngột đi kèm đau bụng, khó tiêu kéo dài. Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh ung thư dạ dày. Cân nặng sẽ giảm nhanh khi bước vào giai đoạn đầu, thậm chí giảm 15% trọng lượng cơ thể trong vòng 3 tháng.
– Thường xuyên nôn ra máu. Tình trạng nôn ra máu có thể là từ nhẹ đến nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
– Đi ngoài phân đen do các mạch máu bị vỡ, viêm loét dạ dày và xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen.
Nhìn chung, các triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn đầu có đặc điểm khá tương đồng với nhiều bệnh lý tiêu hóa. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên chủ quan nếu có những triệu chứng trên mà hãy đến ngay cơ sở y tế thăm khám, tránh để bệnh tình chuyển nặng.
2.2. Biểu hiện ung thư dạ dày trong giai đoạn cuối
Giai đoạn cuối là thời điểm mà các tế bào ung thư đã xâm lấn sang các vùng lân cận và các cơ quan nội tạng của cơ thể.
Ở giai đoạn cuối, các triệu chứng ung thư dạ dày sẽ xuất hiện với tần số dày đặc với mức độ ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến cơ thể.
– Rối loạn chức năng tiêu hóa ở mức độ nặng. Hệ tiêu hóa của người bệnh khi bước vào giai đoạn cuối bị tổn thương nặng nề. Do vậy, người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn khi ăn hay nôn mửa sau ăn.
– Xuất huyết dạ dày thường xuyên. Khối u ngày càng phát triển với kích thước lớn hơn nên gây chèn ép hoặc vỡ mạch máu, loét dạ dày và xuất huyết dạ dày.
– Có hiện tượng tiêu chảy, táo bón nặng, Người mắc ung thư dạ dày trong giai đoạn cuối thường ít vận động, ít uống nước. Cùng với đó là rối loạn chức năng co bóp đại trực tràng nên thường xuyên xuất hiện tình trạng trên.
Có thể thấy, các triệu chứng của ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối thường xuất hiện cùng lúc với nhau làm cho sức khỏe của bệnh nhân càng sụt giảm nhanh chóng.
3. Tầm soát ung thư – giải pháp phòng ngừa ung thư dạ dày
Như có thể thấy ở trên, các triệu chứng ban đầu thường rất khó để phát hiện. Do đó, để phát hiện và điều trị sớm ung thư dạ dày, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để tầm soát ung thư định kỳ.
Tầm soát ung thư dạ dày là cách bảo vệ sức khỏe của bản thân hiệu quả khỏi sự tấn công của căn bệnh này. Để sàng lọc khối u ác tính thì cần thực hiện và kết hợp các kết quả phương pháp sàng lọc chuyên sâu. Bao gồm:
– Khám nội tổng quát
– Xét nghiệm dấu ấn ung thư thông qua xét nghiệm máu
– Siêu âm dạ dày
– Nội soi dạ dày đại tràng
– Chụp MRI/ CT Scan vùng bụng
– Sinh thiết mô tế bào
Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đang cung cấp dịch vụ tầm soát ung thư chuyên sâu, giúp chẩn đoán và phát hiện các loại ung thư phổ biến hiện nay, trong đó bao gồm cả ung thư dạ dày. Khi khám bệnh tại Thu Cúc TCI, bệnh nhân hoàn toàn có thể an tâm khi được khám trực tiếp với các bác sĩ đầu ngành, các chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore.
Trên đây là thông tin chi tiết gửi đến bạn về những triệu chứng của ung thư dạ dày qua từng giai đoạn. Hãy chủ động tầm soát ung thư để bảo vệ chính bản thân mình khỏi những rủi ro bệnh tật bạn nhé!