Bệnh viêm gan A có lây không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Viêm gan A là bệnh truyền nhiễm cấp tính tại gan. Ở Việt Nam, số lượng người mắc bệnh này đang ngày càng xu hướng gia tăng theo thời gian. Bệnh viêm gan A có lây không? Đây là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc trên.

Bệnh viêm gan A có lây không?

Viêm gan A là bệnh tương đối nguy hiểm do virus viêm gan A (còn có tên gọi khác: HAV) gây ra. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh sẽ chuyển sang xơ gan, ung thư gan, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Viêm gan A có lây không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia y tế cho biết, viêm gan A là bệnh có thể lây nhiễm trên diện rộng. Nếu như virus viêm gan B, C thường lây qua đường máu thì viêm gan A rất hiếm khi lây qua con đường này. Đa phần viêm gan A lây qua đường ăn uống, tiêu hóa, cụ thể:

  • Ăn uống không đảm bảo vệ sinh: Việc ăn các đồ ăn thức uống chưa được nấu chín, đun sôi, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh sẽ tạo điều kiện để virus viêm gan A xâm nhập vào cơ thể con người.
 viêm gan A

Sử dụng chung các vật dụng sinh hoạt của người viêm gan A có thể bị lây bệnh

  • Sử dụng chung các vật dụng cá nhân: Dùng chung các vật dụng cá nhân: khăn rửa mặt, bàn chải đánh răng… với người bị viêm gan A thì bạn cũng có thể bị lây nhiễm.
  • Tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh: Bệnh viêm gan A cũng có thể lây qua đường tình dục, cụ thể là khi tiếp xúc với hậu môn người bệnh.
  • Vệ sinh kém: Virus viêm gan A thường lây truyền qua đường phân – miệng. chính bởi vậy nếu người bệnh viêm gan A nếu sau khi đi đại tiện không rửa tay sạch với xà phòng, dùng tay đó chế biến thức ăn thì rất dễ lây virus cho người ăn phải những đồ ăn thức đó.

Triệu chứng của bệnh viêm gan A?

Thông thường, tính từ thời điểm virus viêm gan A xâm nhập vào cơ thể con người thì khoảng 2 – 3 tuần sau, người bệnh mới xuất hiện một số triệu chứng. Những triệu chứng này thường rất dễ bị nhầm lẫn với nhiễm cúm đường ruột thông thường. Dưới đây là một số triệu chứng người bệnh viêm gan A thường gặp phải:

  • Rối loạn tiêu hóa: Gan là cơ quan tiêu hóa quan trọng đối với con người, bởi vậy khi có sự tấn công của virus viêm gan A, chức năng gan sẽ bị suy giảm đáng kể, người bệnh sẽ gặp phải các dấu hiệu: chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón kéo dài vô cùng khó chịu.
  • Mụn nhọt, vàng da: Gan đóng vai trò đào thải các chất độc tích tụ trong cơ thể con người. Khi bị viêm gan A, việc đào thải chất độc của gan không còn hiệu quả như trước, lượng độc tố tích tụ trong gan khiến người bệnh bị ngứa da và mụn nhọt. Ngoài ra, việc nhiễm virus viêm gan A khiến nồng độ albumin trong gan tăng cao, gây ra triệu chứng vàng da.
bệnh viêm gan A

Người bệnh viêm gan A thường có triệu chứng vàng da

  • Nước tiểu sậm màu: Lượng albumin cũng được đào thải qua thận khiến nước tiểu có màu vàng sậm. Đây là triệu chứng xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm viêm gan A, B, C… khi xuất hiện dấu hiệu này thì người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời.
  • Sốt nhẹ: Người bệnh viêm gan A thường sốt nhẹ. Nguyên nhân là do khi cơ thể có các tác nhân, virus lạ xâm nhập thì lượng bạch cầu trong cơ thể tự động tăng cao để ngăn chặn những tác nhân gây bệnh nguy hiểm đó gây nên tình trạng sốt.
  • Mệt mỏi: Do gan hoạt động kém hơn khiến các chất độc tích tụ nhiều trong cơ thể, người mắc bệnh thường xuyên mệt mỏi, mất tập trung khi làm việc.
  • Đau cơ, khớp: Chỉ có khoảng 10% người bệnh viêm gan A mới gặp các triệu chứng này. Khi xuất hiện triệu chứng này, thường bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

Cách phòng bệnh viêm gan A

Phòng bệnh hơn chữa bệnh – đây là câu nói rất đúng, áp dụng cho tất cả mọi người. Việc phòng bệnh tốt giúp bạn tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm, ung thư… hiệu quả. Để phòng tránh bệnh viêm gan A, thì các biện pháp mà mỗi người cần chú ý bao gồm:

  • Ăn chín, uống sôi: Không ăn các thực phẩm tái, sống, chưa được chế biến kỹ, những thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng…
bệnh viêm gan A

Mua thực phẩm ở các địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng

  • Không dùng chung dụng cụ sinh hoạt cá nhân với người mắc bệnh. Người bệnh không nên mớm thức ăn cho trẻ nhỏ.
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn.
  • Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục với người bệnh.

Hi vọng qua bài viết trên đây, độc giả đã hiểu thêm về căn bệnh viêm gan A. Mỗi người nên chủ động phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital