Bệnh ung thư tuyến giáp và cách phòng ngừa

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Thị Minh Hương

Bác sĩ Ung Bướu

Ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được một số kiến thức về bệnh ung thư tuyến giáp. Từ đó có thể phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Menu xem nhanh:

1. Tìm hiểu chung về căn bệnh ung thư tuyến giáp

1.1. Bệnh ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý ác tính được hình thành từ tình trạng tăng sinh bất thường của các tế bào tuyến giáp. Bệnh lý này bao gồm 4 dạng:

– Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa: Chiếm khoảng 90% gồm thể nhú, thể nang và loại kết hợp cả nhú và nang

– Ung thư tuyến giáp thể tủy: Chiếm 4% các trường hợp của ung thư tuyến giáp. Có nhiều khả năng phát triển nếu trong gia đình đã có người từng mắc loại ung thư này.

– Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Là loại ung thư rất hiếm, chiếm khoảng 2% các trường hợp ung thư tuyến giáp. Đây là một thể ung thư phát triển nhanh và lan nhanh chóng tới các mô xung quanh. Tỷ lệ điều trị thể này có hiệu quả thấp hơn so với 3 loại trên.

bệnh lý ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý ác tính được hình thành từ tình trạng tăng sinh bất thường của các tế bào tuyến giáp

1.2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh ung thư tuyến giáp

Hiện nay người ta chưa tìm thấy nguyên nhân rõ ràng trong cơ chế sinh bệnh ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên người ta thấy có một số yếu tố sau liên quan đến bệnh ung thư tuyến giáp, bao gồm:

– Tiền sử xạ trị vùng cổ trước đó

– Tiền sử mắc bệnh u đơn nhân hoặc đa nhân trước đó

– Đối với ung thư tuyến giáp thể tủy có tính chất gia đình và di truyền

1.3. Bệnh ung thư tuyến giáp có thể nhận biết qua chứng dấu hiệu nào?

Triệu chứng ung thư tuyến giáp xuất hiện giai đoạn sớm

Trong giai đoạn đầu triệu chứng cơ năng thường nghèo nàn, ít có giá trị, thường gặp nhất là bệnh nhân tự phát hiện hoặc đi khám sức khỏe định kỳ thấy u.

Triệu chứng ung thư tuyến giáp giai đoạn muộn xảy ra như thế nào?

– Sờ thấy khối u to, rắn và cố định ở trước cổ kèm theo da vùng cổ đỏ thậm chỉ loét và chảy máu: Khi tế bào ung thư xâm lấn các vùng xung quanh và bám lại khiến khối u không di động, kích thước khối u phát triển nhanh, khi sờ thấy khối u rắn. Với trường hợp ung thư xâm lấn ra bề mặt khiến da bị đỏ, có tình trạng sùi loét, bong tróc, chảy máu ở vùng da cổ dẫn tới viêm nhiễm.

– Đau cổ và hạch bạch huyết sưng đỏ: Ở giai đoạn phát triển, các tế bào ung thư phát triển mạnh, xâm lấn với hạch bạch huyết gây sưng to và chèn ép các bộ phận xung quanh, đau và tê bì vùng cổ.

Khàn tiếng, khó thở: Khối u càng to chèn ép càng nhiều tới khí quản khiến tình trạng khàn tiếng, khó thở tăng dần và nặng hơn.

– Khó nuốt và nuốt nghẹn tăng dần: Khi khối u phát triển to, xâm lấn vào thực quản khiến gây ra tình trạng khó nuốt, nghẹn. Tình trạng này sẽ kéo dài và nặng dần khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn hơn, dẫn tới người mắc bệnh sụt cân, mệt mỏi hoặc suy kiệt cơ thể.

bệnh tuyến giáp

Có nhiều biểu hiện để nhận biết bệnh lý ung thư tuyến giáp

2. Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp

2.1. Hạn chế tiếp xúc các chất nguy hiểm trong môi trường làm việc

Thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều chất độc hại gây biến đổi gen, hình thành tế bào ung thư trong cơ thể. Do vậy cần hạn chế tiếp xúc với bức xạ trong môi trường sống như sản xuất linh kiện điện tử, nhà máy hạt nhân… Khi làm việc trong môi trường này cần bảo hộ đúng cách.

2.2. Lưu ý khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường

Nếu cơ thể bỗng xuất hiện các biểu hiện lạ như mệt mỏi, tăng cân đột ngột, sờ thấy u vùng cổ, khàn giọng, khó nuốt… nên thực hiện kiểm tra sớm.

2.3. Tự kiểm tra vùng cổ tại nhà

Hoạt động tự kiểm tra vùng cổ tại nhà rất đơn giản có thể tự thực hiện được. Nên đứng trước gương, ngửa cổ ra sau và dùng tay sờ khu vực cổ xem có biểu hiện bất thường hay không. Kiểm tra cổ thường xuyên có thể giúp phát hiện kịp thời các khối u bất thường

2.4. Chế độ nghỉ ngơi khoa học và ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ

– Duy trì chế độ ăn uống ít chất béo, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh. Cần bổ sung rau xanh, trái cây và chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày.

– Đồng thời bổ sung muối i-ốt, sử dụng các thực phẩm giàu i-ốt như rong biển, hải sản. Sử dụng các loại thực phẩm giàu magie tốt cho tuyến giáp.

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát cân nặng hợp lý và góp phần phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh lý ung thư tuyến giáp.

 2.5. Thực hiện tầm soát sức khỏe định kỳ hàng năm

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sinh hoạt khoa học hơn cần kết hợp với việc tầm soát sức khỏe định kỳ hàng năm. Việc tầm soát định kỳ giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh và can thiệp điều trị bệnh kịp thời.

tuyến giáp

Thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh và chủ động tầm soát sức khoẻ giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần biết về bệnh lý ung thư tuyến giáp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để nhận tư vấn sức khỏe ngay bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital