Bệnh trĩ cấp độ 3 có bắt buộc phải phẫu thuật?

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Lê Ngọc Thương

Phó Giám đốc Bệnh viện, Phụ trách Ngoại tổng hợp, kiêm Trưởng khoa Ngoại

Bệnh trĩ cấp độ 3 là 1 trong 4 giai đoạn phát triển của trĩ nội. Lúc này, bệnh đã có dấu hiệu trở nặng, gây ra nhiều đau đớn và bất tiện cho người bệnh nên việc điều trị cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Câu hỏi được đặt ra là: Trĩ nội độ 3 có bắt buộc cần phải phẫu thuật hay không?

1. Tìm hiểu 4 cấp độ của bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội phân biệt với trĩ ngoại ở vị trí hình thành búi trĩ. Với trĩ ngoại, búi trĩ ban đầu xuất hiện bên ngoài vùng hậu môn còn trĩ ngoại nằm bên trong thành trực tràng. Dựa theo tiến trình diễn biến của bệnh, trĩ nội được chia theo 4 cấp độ với mức trở nặng tăng dần.

1.1. Bệnh trĩ cấp độ 1

Đây là giai đoạn đầu của bệnh, triệu chứng chưa rõ ràng, búi trĩ nằm bên trong thành trực tràng không thể nhìn thấy được nên khó phát hiện bệnh. Người bệnh thường có biểu hiện táo bón kéo dài, đôi lúc thấy đau rát, ngứa ngáy, khó chịu vùng hậu môn và có thể kèm theo máu nhưng ít mỗi khi đi vệ sinh.

1.2. Bệnh trĩ cấp độ 2

Bệnh bắt đầu nặng hơn, triệu chứng rõ ràng hơn bằng chứng là máu chảy nhiều hơn cùng cảm giác đau rát và ngứa ở hậu môn cũng thường xuyên hơn. Búi trĩ to dần và lòi ra ngoài với hình dạng như cục thịt thừa mỗi khi đi cầu, nhưng sẽ tự co lại ngay sau đó.

1.3. Bệnh trĩ cấp độ 3

Trĩ nội độ 3 gây chảy máu nhiều hơn, đau rát và khó chịu vô cùng. Búi trĩ to hơn và sa ra hẳn ngoài hậu môn nên ngay cả khi không đi cầu thì người bệnh cũng có thể nhìn thấy được. Lúc này, búi trĩ không thể tự co lại vị trí cũ nhưng có thể dùng tay đẩy vào trong được.

1.4. Bệnh trĩ cấp độ 4

Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh, lúc này búi trĩ đã quá lớn, sa hẳn ra ngoài hậu môn và không thể đẩy vào trong được nữa. Ở giai đoạn này, bên cạnh những triệu chứng nặng như chảy máu, tiết dịch, ngứa rát,.. người bệnh còn đối mặt với hàng loạt các nguy cơ khác như nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn và thậm chí là ung thư trực tràng.

Các cấp độ của trĩ nội

Bệnh trĩ nội được chia theo 4 cấp độ dựa theo tiến trình diễn biến trở nặng của bệnh.

2. Bệnh trĩ cấp độ 3 có bắt buộc phải phẫu thuật?

Như đã nói ở trên, trong giai đoạn trĩ nội độ 3, búi trĩ thường đã sa ra bên ngoài và không tự co lại được nữa nên rất dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hậu môn, tổn thương các tế bào quanh vùng hậu môn và gây ra nhiều trở ngại trong sinh hoạt của người bệnh nên tuyệt đối không thể trì hoãn việc điều trị.

Người bệnh có thể áp dụng điều trị trĩ độ 3 bằng nội khoa hoặc ngoại khoa. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, cần có sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp, việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả thì phẫu thuật sẽ là chỉ định bắt buộc cần thực hiện.

Như vậy chỉ định phẫu thuật không hoàn toàn bắt buộc ở trĩ giai đoạn này nhưng đây lại là biện pháp chủ yếu được áp dụng để loại bỏ triệt để búi trĩ. Việc xác định trĩ độ 3 có phẫu thuật hay không còn cần có sự kiểm tra và đánh giá từ bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý áp dụng các cách thức điều trị chưa được kiểm chứng như bôi, đắp các loại thuốc, lá…chưa được kiểm chứng khoa học. Điều này có thể khiến bệnh thêm nặng gây khó khăn trong việc chữa trĩ sau này.

Bệnh trĩ nội độ 3 có cần phẫu thuật?

Bệnh trĩ nội độ 3 trong hầu hết các trường hợp đều được chỉ định phẫu thuật để triệt tiêu búi trĩ.

3. Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội độ 3

3.1. Điều trị bệnh trĩ cấp độ 3 bằng thuốc

Điều trị nội khoa bằng thuốc thường được chỉ định và cho kết quả tốt với trĩ nội ở những giai đoạn đầu (độ 1, độ 2). Với trĩ cấp độ 3 vẫn có thể áp dụng, tuy nhiên cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn từ bác sĩ chứ không được tự ý điều trị vì giai đoạn này búi trĩ rất nhạy cảm, dùng sai thuốc có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng nhanh chóng.

Người bệnh có thể kết hợp cả thuốc uống và các loại thuốc bôi ngoài da. Thuốc giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy, chống viêm chống sưng hiệu quả,… Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng ức chế sự phát triển của bệnh và phòng ngừa biến chứng.

Trong trường hợp uống thuốc không mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả thấp cần thông báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách và chuyển hướng điều trị tốt nhất, thường sẽ là chỉ định làm phẫu thuật cắt trĩ.

Điều trị bệnh trĩ cấp độ 3 bằng thuốc

Thuốc có tác dụng hạn chế các triệu chứng như giảm đau, giảm sưng, chống viêm và ngăn ngừa các biến chứng của trĩ.

3.2. Phẫu thuật cắt búi trĩ

Phẫu thuật được áp dụng trong trường hợp không đáp ứng điều kiện với phương pháp điều trị nội khoa hoặc trĩ có dấu hiệu biến chứng đe dọa đến sức khỏe người bệnh, thường được chỉ định với trĩ nội độ 3, độ 4.

Điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật đã có từ rất lâu, là phương pháp điều trị giúp loại bỏ triệt để búi trĩ. Hiện nay, phẫu thuật cắt trĩ đã có nhiều cải tiến về kỹ thuật mang đến những giải pháp cắt trĩ ít xâm lấn, ít đau và hiệu quả cao.

Một trong số đó có thể kể tới là phẫu thuật Longo – phương pháp mổ trĩ không đau đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Cắt trĩ Longo ít đau, đem lại hiệu quả cao, hạn chế thấp nhất các biến chứng sau mổ, người bệnh nhanh chóng phục hồi và trở lại sinh hoạt bình thường mà không lo tái trĩ.

Như vậy, người bệnh trĩ cấp độ 3 không bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật ngay nhưng phẫu thuật thường sẽ là chỉ định được áp dụng giúp người bệnh an toàn thoát trĩ. Đối với bệnh trĩ nên được điều trị càng sớm càng tốt, đừng vì mặc cảm hay sợ mổ, sợ đau mà trì hoãn vì đã có các phương pháp mổ trĩ hiện đại hỗ trợ nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm tiếp nhận điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital