Cách điều trị bệnh trĩ độ 3 chữa trị như thế nào để đạt hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Lê Ngọc Thương

Phó Giám đốc Bệnh viện, Phụ trách Ngoại tổng hợp, kiêm Trưởng khoa Ngoại

Cách điều trị bệnh trĩ độ 3 có thể là dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên việc chữa trị như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất thì cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do đó người bệnh nên tới các bệnh viện để được tư vấn cụ thể.
Bệnh trĩ là do sự giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch trĩ trên và trĩ dưới, gây nên bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh gây rất nhiều phiền toái cho cuộc sống của người bệnh như chảy máu, đau rát, sa búi trĩ và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị hiệu quả.

Bệnh trĩ được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh

Bệnh trĩ được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh

Theo các bác sĩ, bệnh trĩ nội hay ngoại đều được chia thành nhiều cấp độ khác nhau: trĩ độ 1, độ 2, độ 3, độ 4. Để điều trị bệnh trĩ kịp thời và hiệu quả nhất thì người bệnh cần đi khám để xác định mức độ bệnh. Từ đó điều trị nhanh chóng bệnh.

Điều trị trĩ độ 3 sớm mà không cần phẫu thuật

– Trĩ nội độ 1: Búi trĩ mới hình thành, thông thường thì chảy máu là triệu chứng chính
– Trĩ nội độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu nhưng tự co lên mà không cần tác động
Hai mức độ trĩ này, việc điều trị nội khoa (chữa bằng đường uống) là chính và  cho hiệu quả cao nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị và áp dụng tốt các biện pháp hỗ trợ tích cực khác.
– Trĩ nội độ 3: Lúc này, búi trĩ đã sa ra ngoài khi đi cầu, không tự co lên mà phải đẩy mới lên được. Ở mức độ này, ngoài cảm giác mất tự tin thì hiện tượng chảy máu, đau rát lại giảm đi khiến người bệnh thường chủ quan không chữa trị. Nhiều người không biết rằng, đây là mức độ trĩ cuối cùng có thể điều trị được bằng đường uống mà không phải phẫu thuật.

Điều trị trĩ độ 3 sớm có thể bằng dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Điều trị trĩ độ 3 sớm có thể bằng dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

–  Trĩ nội độ 4: Búi trĩ đã sa ra ngoài thường xuyên, có đẩy cũng không lên được và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử. Ở mức độ này thì chắc chắn phải phẫu thuật trĩ và sau đó điều trị củng cố bằng một liệu trình đường uống để ổn định hậu môn sau phẫu thuật và phòng tránh tái phát.

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 3 hiệu quả

Theo tây y, nếu đã bị trĩ nội ở mức độ 3 thì nên phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật trĩ có thể gây ra một số biến chứng và ảnh hưởng như:

  • Thường gây đau đớn và mất thời gian nghỉ ngơi hậu phẫu để chờ lành tổn thương (phải nghỉ làm và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày).
  • Có thể gặp một số biến chứng của phẫu thuật trĩ như nhiễm trùng, hẹp hậu môn…
  • Không áp dụng được cho một số bệnh nhân trĩ nặng nhưng không có chỉ định phẫu thuật (trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại, tình trạng sức khỏe không đủ, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em…).
  • Chi phí cao, dễ tái phát nếu sau phẫu thuật không chú trọng làm bền vững hệ mạch trĩ đã bị suy yếu.
  • Nếu bệnh trĩ đi kèm với táo bón, nứt và ngứa quanh lỗ hậu môn,… thì sẽ rất khó chịu, lâu lành tổn thương hơn sau phẫu thuật

Chính vì thế, cách điều trị trĩ độ 3 bằng phẫu thuật cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi tình trạng bệnh tại nhà, kịp thời xử lý sớm các biến chứng xảy ra.

Trong trường hợp trĩ độ 3 nặng, có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ trĩ

Trong trường hợp trĩ độ 3 nặng, có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ trĩ

Bên cạnh đó, để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh, người bệnh trĩ độ 3 cần:

  • Ngâm hậu môn bằng nước muối (9 ‰) ấm, khoảng 15 ngày đầu điều trị, mỗi ngày 1 lần khoảng 15 phút. Việc này giúp búi trĩ co nhanh hơn, giảm nhanh viêm nhiễm đau rát và giúp hậu môn sạch sẽ sau khi đi cầu.
  • Chế độ ăn cần nhiều rau xanh, quả tươi, uống nhiều nước (khoảng 2 lít nước mỗi ngày).
  • Hạn chế rượu bia, các chất cay nóng như cà phê, trà, ớt, tiêu,…
  • Duy trì vận động thể lực đều đặn khoảng 30 phút trở lên mỗi ngày, nên chọn môn thể thao phù hợp như đi bộ, bơi lội,… tránh tập tạ hoặc các động tác gồng mình.
  • Không nên ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác nặng. Nếu làm việc buộc phải ngồi nhiều, đứng lâu như làm văn phòng, thợ may, lái xe, thợ cơ khí,… thì nên đi lại vận động khoảng 5-10 phút sau mỗi giờ làm việc.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital