Bệnh động mạch vành ắc nghẽn lòng động mạch

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Bệnh động mạch vành là tình trạng lòng động mạch bị tắc nghẽn, do các mảng xơ vữa tích tụ, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.


1. Thế nào là bệnh động mạch vành?

Động mạch vành là hệ thống các động mạch chạy ở bề mặt tim. Động mạch vành nằm giữa cơ tim và ngoại tâm mạc. Hệ thống mạch này có vai trò rất quan trọng với hoạt động của cơ thể và trái tim. Tuy nhiên, đây cũng là cơ quan dễ chịu tổn thương, có nguy cơ xuất hiện các bệnh lý nguy hiểm.

Bệnh động mạch vành là tình trạng các mạch máu có nhiệm vụ cung cấp máu cho tim bị ắc nghẽn. Điều này xảy ra do các mảng xơ vữa tích tụ nhiều. Tình trạng này làm cho máu và oxy lưu thông đến tim yếu đi.

2. Nguyên nhân gây bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành phần lớn là do sự hình thành của các mảng xơ vữa trong lòng mạch làm cho thành động mạch ngày càng dày lên, cứng lại và mất tính đàn hồi.

dau-hieu-dong-mach-vanh

Bệnh động mạch vành gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Những mảng xơ vữa này sẽ gây các phản ứng viêm, lớn dần lên gây chít hẹp lòng mạch và vỡ ra dễ dẫn đến hình thành cục máu đông gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ não.
Hiện nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể nào gây bệnh động mạch vành, người ta có thể xét đến các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, người béo phì, hút thuốc lá, người bệnh đái tháo đường, di truyền. Ngoài ra, người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh động mạch vành.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh động mạch vành

dau-hieu-benh-dong-mach-vanh.jpg2

Bệnh động mạch vành thường gây triệu chứng đau thắt vùng ngực

 

Bệnh động mạch vành có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, có nhiều trường hợp mắc bệnh mà hoàn toàn không có triệu chứng và chỉ tình cờ phát hiện khi đo điện tâm đồ.
Tuy nhiên,  triệu chứng thường thấy ở người bệnh động mạch vành là những cơn đau thắt ngực: cảm giác đau thắt như bị bóp nghẹt, xiết chặt, đôi khi có cảm giác như bị kim châm; đau ở phía sau xương ức, …
Tuy nhiên, đau thắt ngực lại có thể chia thành cơn đau thắt ngực điển hình, cơn đau thắt ngực không điển hình,vì vậy cần đi khám chuyên khoa tim mạch khi có triệu chứng đau thắt ngực.

4. Điều trị bệnh động mạch vành

Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc đơn thuần hoặc kết hợp cùng các thủ thuật can thiệp y học.

benh-dong-mach-vanh-nguy-hiem

Khám sớm để phát hiện các triệu chứng động mạch vành

Thông thường, thuốc điều trị bệnh động mạch vành thường là những thuốc giúp kiểm soát các nguy cơ gây bệnh như cholesterol cao, cao huyết áp. Ngoài ra, có thể tiến hành thủ thuật đơn giản là đặt ống thông mạch tim từ cánh tay hoặc cẳng chân giúp cải thiện lượng máu lưu thông.

4.1. Điều trị bằng thuốc 

Các loại thuốc điều trị bệnh theo kê đơn của bác sĩ mà người bệnh có thể sử dụng là: thuốc hạ mỡ máu, thuốc giảm xơ vữa động mạch, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đau thắt ngực… 

Người bệnh cần tuân thủ liều lượng mà bác sĩ chỉ định, không uống quá liều. Đối với những bệnh nhân vừa mắc bệnh tim mạch vừa điều trị các bệnh khác, cần sử dụng thuốc trị các bệnh này hằng ngày. Sử dụng thuốc là cách trị bệnh tim mạch đơn giản nhất. 

4.2. Đặt stent 

Stent là lưới kim loại nhỏ, được bác sĩ đưa vào lòng mạch vành để mở rộng lòng mạch. Khi lòng mạch được mở rộng, máu sẽ di chuyển đến tim dễ dàng hơn. Phương pháp này thường được chỉ định điều trị các bệnh mạch vành nặng hoặc các trường hợp bị nhồi máu cơ tim cấp.

Sau khi can thiệp đặt stent, người bệnh cần kết hợp điều trị bằng thuốc để cải thiện tình trạng sức khỏe. Các loại thuốc này phải được bác sĩ chỉ định. Sau khi đặt stent, người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe thường xuyên. 

Bên cạnh đó, thay đổi lối sống cũng là phương pháp phòng tái tắc nghẽn mạch vành mà người bệnh cần áp dụng. Điều chỉ lối sống, chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để phòng bệnh tốt hơn.

5. Phòng ngừa tắc nghẽn động mạch vành

Để phòng ngừa bệnh mạch vành và hạn chế tối đa biến chứng mà bệnh mạch vành gây ra, bạn cần:

– Ăn bổ sung đủ chất, đặc biệt là các loại rau củ, hoa quả, thực phẩm chứa nhiều chất xơ 

– Giảm cân, không để xảy ra tình trạng thừa cân béo phì.

– Đi bộ và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. (Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn bài tập luyện phù hợp. Chú ý không tập quá sức vì có thể gây nên các vấn đề về tim mạch)

– Đi khám, kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nhằm điều trị kịp thời các bệnh lý về tim mạch. 

– Điều trị tốt các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, thừa cân, béo phì… 

– Bỏ thuốc lá, tránh ở nơi có khói thuốc

– Hạn chế sử dụng rượu bia

– Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, muối, đường

– Điều chỉnh thói quen sống khoa học, tạo lối sống vui vẻ, tích cực

– Không nên làm việc quá sức, tránh căng thẳng lo âu kéo dài…

Những phương pháp điều trị bệnh động mạch vành trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital