Bé bị táo bón lâu ngày gây biến chứng gì và cách phòng tránh thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bé bị táo bón lâu ngày là tình trạng thường gặp, tuy đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng thế nhưng nếu cha mẹ chủ quan không điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu về bệnh táo bón là gì, táo bón lâu ngày gây ra những biến chứng gì và cách phòng tránh hiệu quả.

1. Bé bị táo bón lâu ngày là gì?

Trẻ bị táo bón là tình trạng phân thải ra rắn, bị vón cục, không hoặc chứa rất ít nước, trẻ khi đi đại tiện thường gây đau đớn, có thể gây chảy máu ở hậu môn hoặc thậm chí là không thể đẩy phân ra ngoài. Bên cạnh đó, đi kèm với tình trạng này, trẻ bị táo bón còn gây ra những cơn đau quặn bụng, khó chịu, mệt mỏi.

Trẻ bị táo bón lâu ngày có số lần đi đại tiện ít, thường là dưới 3 lần mỗi tuần.

– Khi phân tích tụ lâu ngày trong đại tràng nên sẽ dễ bị hút hết nước, kết hợp với cơ thể trẻ không được dung nạp chất xơ, thiếu nước là những nguyên nhân gây tình trạng này.

Bé bị táo bón lâu ngày là tình trạng thường gặp, tuy đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng thế nhưng nếu cha mẹ chủ quan không điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Bé bị táo bón lâu ngày là tình trạng thường gặp, tuy đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng thế nhưng nếu cha mẹ chủ quan không điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

2. Trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ gặp những biến chứng nào?

Nhiều cha mẹ chủ quan cho rằng, táo bón ở trẻ có thể cải thiện và tự khỏi, tuy nhiên với táo tình trạng bón lâu ngày thì bệnh còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ:

2.1 Bé bị táo bón lâu ngày gây nguy cơ trĩ cao

– Khi bị táo bón lâu ngày, việc đi ngoài sẽ trở nên khó khăn hơn, trẻ phải rặn nhiều hơn mới có thể tống phân ra ngoài. Việc rặn quá mức này dần khiến cho các tĩnh mạch ở hậu môn và quanh trực tràng của trẻ bị giãn ra, đôi khi còn kèm cả máu tươi. Lâu dần, các tĩnh mạch này sẽ sưng lên hình thành các búi trĩ.

– Búi trĩ có thể hình thành ở bên trong hoặc da bên ngoài hậu môn hoặc sâu trong trực tràng của trẻ. Trẻ sẽ có cảm giác đau, ngứa, chảy máu khi đi vệ sinh.

– Bên cạnh đó, hậu môn trực tràng lại là nơi có độ ẩm cao, nếu điều kiện vệ sinh không tốt kết hợp với tổn thương búi trĩ có thể dẫn tới nhiễm trùng, viêm nhiễm.

– Trẻ bị trĩ nhẹ có thể điều trị bằng thuốc kết hợp với biện pháp chăm sóc đúng cách, nhưng với các trường hợp nặng trẻ phải can thiệp phẫu thuật để thu nhỏ hoặc cắt bỏ búi trĩ.

– Chính vì thế, ngăn ngừa táo bón lâu ngày là vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ tiến triển bệnh trĩ.

2.2 Bé bị táo bón lâu ngày dễ gây nứt hậu môn

– Khi trẻ đi ngoài phân cứng kết hợp việc cố rặn để tống phân ra ngoài là những nguyên nhân dẫn tới tổn thương, xuất hiện các vết rách trên mô lót hậu môn.

– Đặc biệt, trẻ nhỏ bị táo bón dễ gặp phải biến chứng nứt hậu môn này là do niêm mạc da mỏng, dễ tổn thương.

– Khi trẻ bị nứt hậu môn, đau đớn khi đi vệ sinh càng khiến trẻ không dám đi vệ sinh, từ đó tình trạng táo bón càng nặng hơn.

– Cha mẹ có thể quan sát được vết nứt hậu môn với một đường rách nhìn thấy, xung quanh sưng tấy, xuất hiện máu tươi trong giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân.

– Để ngăn ngừa biến chứng này xảy ra với trẻ nhỏ, cha mẹ cần điều trị tình trạng táo bón kéo dài bằng cách nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng phương pháp, kịp thời, hiệu quả.

2.3 Táo bón lâu ngày gây tình trạng ứ phân

– Ứ phân là hậu quả của tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày, khi phân không được tống ra ngoài khiến nó ngày càng tích tụ nhiều trong ruột, dính vào nhau tạo thành khối lớn tắc nghẽn.

– Ứ phân là tình trạng nguy hiểm, khiến cho trẻ đau đớn, nhiễm trùng, nôn mửa… . Có thể nhận biết tình trạng ứ phân của trẻ thông qua các triệu chứng như: trẻ bị đau bụng, chuột rút sau ăn, khó chịu, bụng chướng, buồn nôn, đầu đau…

2.4 Táo bón lâu ngày khiến sa trực tràng

– Trực tràng là vùng cuối cùng của ruột già, nơi chứa phân để nối đến hậu môn. Bị táo bón lâu ngày sẽ trẻ phải thường xuyên rặn mạnh đẩy phân ra ngoài, lâu dần có thể khiến một phần hoặc toàn bộ trực tràng bị sa xuống, trượt ra khỏi vị trí bình thường và nguy hiểm hơn có thể ra cả ngoài cơ thể.

– Sa trực tràng gây ra các triệu chứng khá giống với bệnh trĩ khi đều gây ra các biểu hiện: phình lớn vùng ngoài hậu môn. Tuy nhiên biến chứng của sa trực tràng thường nguy hiểm hơn, gây đau đớn cho trẻ.

– Các triệu chứng nhận biết sa trực tràng gồm: trẻ có cảm giác ngứa, thường xuyên đau xung quanh hậu môn,  máu tươi lẫn với phân…

Ứ phân là hậu quả của tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày, khi phân không được tống ra ngoài khiến nó ngày càng tích tụ nhiều trong ruột, dính vào nhau tạo thành khối lớn tắc nghẽn. 

Ứ phân là hậu quả của tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày, khi phân không được tống ra ngoài khiến nó ngày càng tích tụ nhiều trong ruột, dính vào nhau tạo thành khối lớn tắc nghẽn.

3. Hướng dẫn những thói quen lành mạnh để phòng ngừa táo bón lâu ngày?

Táo bón lâu ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của trẻ. Cha mẹ có thể phòng ngừa hiệu quả chứng táo bón lâu ngày cho trẻ bằng các biện pháp sau:

– Tăng cường ăn cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhiều chất xơ như: rau, đậu, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt,…

– Rèn cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là 15 – 45 phút sau khi ăn sáng.

–  Cho trẻ vận động tập thể dục đều đặn.

– Đặc biệt, cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày cùng các chất lỏng khác, nên duy trì số lượng từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.

cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và điều trị đúng cách, kịp thời, tránh tình trạng táo bón lâu ngày gây biến chứng nặng nề, nguy hiểm. 

cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và điều trị đúng cách, kịp thời, tránh tình trạng táo bón lâu ngày gây biến chứng nặng nề, nguy hiểm.

Như vậy qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã có thể hiểu thêm về bệnh táo bón cũng như những biến chứng nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải. Do đó, hãy chủ động phòng ngừa táo bón bằng các thói quen lành mạnh, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và điều trị đúng cách, kịp thời, tránh tình trạng táo bón lâu ngày gây biến chứng nặng nề, nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital